【mu vs chelsea lịch sử đối đầu】Lạm phát tại khu vực các nước phát triển tiếp tục tăng cao trong những tháng đầu năm 2021
Tại khu vực đồng EURO:Lạm phát tăng từ mức 0,9% trong tháng 1 lên 1,6% trong tháng 4/2021. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2019, chủ yếu do chi phí năng lượng cao hơn (10,4% so với 4,3% vào tháng 3) và hàng công nghiệp phi năng lượng (0,4% so với 0,3%). Mặt khác, giá thực phẩm, rượu và thuốc lá tăng với tốc độ nhẹ nhàng hơn (0,6% so với 1,1%) và dịch vụ (0,9% so với 1,3%). Trong đó, lạm phát ghi nhận ở mức cao nhất lần lượt tại các quốc gia Hungary (5,2%), Ba Lan (5,1%) và Lúc-xăm-bua (3,3%).
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết họ đang kỳ vọng lạm phát tăng đột biến do tác động của cơ sở và các yếu tố tạm thời, đồng thời ECB cũng cảnh báo rằng lạm phát thậm chí có thể vượt mục tiêu của ngân hàng Trung ương vào cuối năm nay.
Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo lạm phát tại khu vực đồng EURO đạt mức 1,4% trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 0,3% trong năm 2020.
Tại Mỹ:Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ đã tăng vọt lên 4,2% vào tháng 4/2021 từ mức 2,6% vào tháng 3, tăng mạnh so với mức 1,4% trong tháng 01/2021 và cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường là 3,6%. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 9/2008, trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh khi nền kinh tế mở cửa trở lại, giá hàng hóa tăng vọt, nguồn cung hạn chế. Mức tăng lớn nhất được ghi nhận đối với xăng (49,6% so với 22,5% trong tháng 3), dầu mazut (37,3% so với 20,2%) ) và xe hơi và xe tải đã qua sử dụng (21% so với 9,4%). Lạm phát cũng tăng nhanh đối với nhà ở (2,1% so với 1,7%) và xe mới (2% so với 1,5%); tăng trở lại đối với hàng may mặc (1,9% so với -2,5%).
Theo các phân tích, những yếu tố góp phần gia tăng đột biến lạm phát tại Mỹ là do các gói chi tiêu khổng lồ của tổng thống Joe Biden vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc làm và hỗ trợ gia đình cùng với tiến độ tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 được thúc đẩy. Trong gói chi tiêu được thông qua vào tháng 3/2021, mỗi người dân Mỹ được trợ cấp trị giá 1.400 USD, cùng với các khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung.
Với kế hoạch vận động thông qua gói chi tiêu trị giá khoảng 4.000 tỷ USD của ông Joe Biden, các chuyên gia quan ngại về kịch bản lạm phát tăng cao vào năm 1965 sẽ lặp lại. Theo ông Peter Hooper, người đứng đầu bộ phân nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng Deutsche Bank AG, dự đoán 20% lạm phát sẽ tăng lên 3% trở lên trong vài năm tới, cao hơn nhiều so với mức 2% mà FED đặt ra hồi năm ngoái.
Trước bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Bà Yellen cho biết FED sẽ theo dõi lạm phát một cách thận trọng và có các công cụ để giải quyết những vấn đề nảy sinh nếu cần thiết.
IMF dự báo lạm phát tại Mỹ đạt mức 2,3% trong năm 2021, tăng 1,1% so với năm 2020, và tiếp tục tăng lên mức 2,4% trong năm 2022.
Tại Anh:Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Anh đã tăng lên 1,5% vào tháng 4/2021, cao hơn gấp đôi so với mức 0,7% trong tháng 01/2021 và cao hơn so với dự báo của thị trường là 1,4%. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 3/2020, trong bối cảnh Chính phủ nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan cũng như các nhà bán lẻ bắt đầu mở cửa trở lại. Các nhóm hàng tăng chủ yếu trong tháng 4/2021 là tiện ích gia đình (2,4% so với -7,3% trong tháng 3), quần áo (0,5% so với -3,5%) và giá nhiên liệu động cơ (13,6% so với 3,5%). Một trong những nguyên nhân chính góp phần đẩy giá nhiên liệu động cơ tăng cao nhất kể từ tháng 01/2020 là giá dầu thô tăng. Theo đó, giá dầu thô đã tăng gấp 3 lần trong 12 tháng qua sau khi giảm khoảng 20USD/thùng vào tháng 4/2020.
Theo Nhà kinh tế Grant Fitzner (lãnh đạo của ONS), “lạm phát trong tháng 4 tăng chủ yếu do giá cả hàng hóa trong năm nay tăng so với các mức giảm khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào năm ngoái. Trong đó, nổi bât là giá quần áo và phí điện nước của các hộ gia đình tăng”.
IMF dự báo lạm phát tại Anh đạt mức 1,5% trong năm 2021, tăng so với mức 0,9% năm 2020, và tiếp tục tăng lên mức 1,9% trong năm 2022.
Theo IMF, trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực các nước phát triển phục hồi trở lại trước thời kỳ đại dịch và tăng cao trong năm 2021 sẽ là nhân tố chính thúc đẩy lạm phát gia tăng, cụ thể mức tăng trưởng được dự báo ở mức 5,1% trong năm nay tại khu vực này, so với mức -4,7% trong năm 2020. Tổ chức Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo lạm phát tại khu vực các nước phát triển tăng cao vào năm 2021 khi đạt mức 1,6%, tăng 0,9% so với năm 2020 và tiếp tục tăng lên mức 1,7%. Dự báo này lần lượt tăng 0,3% và 0,2% so với dự báo hồi tháng 01/2021. |
Hải Hà
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bạn đọc bất bình vì “đua nhau chạy dự án”
- ·Nâng chất phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Mít Thái tăng giá trở lại
- ·Cảm hứng sáng tạo từ cây trồng chủ lực
- ·Sinh ra chưa có tên đã mang nhiều “bệnh nhà giàu”
- ·Hơn 262.000 tấn nông sản sẽ được sản xuất trong tháng
- ·Tỷ lệ gieo sạ lúa giống dưới 100kg/ha chiếm gần 13% trong vụ Hè thu
- ·Thành phố Vị Thanh: Tỷ lệ sống của dê nuôi theo mô hình sinh sản đạt 96%
- ·Giá vàng hôm nay 11/9/2024: Vàng tăng giá chờ tin lãi suất giảm
- ·Thi đua thực hiện Chiến dịch giao thông nông thôn
- ·“Những kỷ niệm làm báo VietNamNet”
- ·2.924 tỉ đồng cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo
- ·Huyện Vị Thủy: Ra mắt mô hình “Ngân hàng con giống”
- ·10 doanh nghiệp được giải ngân vốn vay trả lương cho người lao động
- ·3 máy làm lạnh nước trái cây bán chạy trên thị trường
- ·Huyện Vị Thủy: Nông dân nuôi cá trên ruộng lãi khoảng 10 triệu đồng/ha
- ·Huyện Long Mỹ: Ra mắt Câu lạc bộ tuyên truyền sử dụng hàng Việt
- ·Giá mãng cầu xiêm tăng
- ·Nhận con nuôi, điều kiện gì?
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm