【kết quả hạng 2 nauy】Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam
Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận kết quả tích cực Xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường tăng trưởng dương Xuất khẩu tôm,ỳđiềutrachốngtrợcấpđốivớitômnướcấmđônglạnhtừViệkết quả hạng 2 nauy cá tra với ẩn số từ thị trường Mỹ Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đưa giải pháp “gỡ tắc” trong xuất khẩu tôm hùm bông |
Có 1.046 nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam có xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra. Ảnh minh họa: TL |
Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, sản phẩm bị điều tra là tôm nước ấm đông lạnh thuộc các mã HS 0306.17, 1605.21 và 1605.29. Các nước bị điều tra bao gồm: Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra chống trợ cấp, do sản phẩm tôm ấm đông lạnh của Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.
DOC khởi xướng điều tra trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam, do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh, nên các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà sản xuất xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam.
Thời kỳ điều tra trợ cấp là năm 2022. Thời kỳ điều tra thiệt hại là từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2023.
Trong vụ việc, tổng số chương trình trợ cấp bị điều tra lên tới 40 chương trình, thuộc các nhóm sau: nhóm các chương trình cho vay và bảo đảm; nhóm các chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; nhóm các chương trình miễn các khoản phải thu; nhóm các chương trình ưu đãi về đất; nhóm các chương trình tài trợ. Đặc biệt, DOC điều tra một loạt các chương trình thuộc Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 và Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 800 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 20% tổng thị phần xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ.
DOC xác định có 1.046 nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam có xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra. Theo thông lệ, DOC sẽ không điều tra tất cả các doanh nghiệp bị nêu tên, mà sẽ lựa chọn 2-3 bị đơn bắt buộc để điều tra riêng (thường là các nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ). Mức thuế cho các bị đơn bắt buộc này sẽ là cơ sở để xác định mức thuế chống trợ cấp cho các doanh nghiệp còn lại.
Sau khi xác định được bị đơn bắt buộc, DOC sẽ ban hành Bản câu hỏi điều tra cho Chính phủ và các bị đơn bắt buộc. Thời hạn trả lời thường là 30 ngày kể từ ngày ban hành bản câu hỏi (có thể xin gia hạn). DOC có thể ban hành các bản câu hỏi bổ sung.
DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 65 ngày kể từ ngày khởi xướng (dự kiến khoảng ngày 18/1/2024), có thể gia hạn. Sau khi có kết luận sơ bộ, DOC có thể tiến hành thẩm tra tại chỗ Chính phủ và doanh nghiệp. Kết luận cuối cùng sẽ được ban hành trong 75 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ (dự kiến khoảng ngày 2/4/2024), có thể gia hạn.
Đối với Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), kết luận sơ bộ sẽ được ban hành trong 45 ngày kể từ ngày nhận Đơn kiện (dự kiến khoảng ngày 11/12/2023). Kết luận cuối cùng ban hành trong 205 ngày kể từ ngày nhận Đơn kiện (dự kiến khoảng ngày 17/5/2024).
Chỉ khi DOC xác định có tồn tại trợ cấp và USITC xác định ngành sản xuất nội địa chịu thiệt hại do hàng nhập khẩu bị trợ cấp gây ra, thì Hoa Kỳ mới ban hành Lệnh áp thuế chống trợ cấp với Việt Nam. Nếu một trong 2 bên xác định không tồn tại trợ cấp hoặc thiệt hại, thì vụ việc sẽ chấm dứt.
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội hỗ trợ thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị điều tra chống trợ cấp; chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án ứng phó, xử lý vụ việc.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan, cần rà soát các chương trình/chính sách hỗ trợ nhận được (nếu có) trong giai đoạn điều tra, chuẩn bị trước các hồ sơ, sổ sách chứng từ liên quan; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, thủ tục điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ, các yêu cầu cung cấp thông tin của DOC để tuân thủ đúng trong trường hợp tham gia vụ việc.
Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn lực cho việc xử lý vụ việc, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc, đặc biệt là kết quả lựa chọn bị đơn bắt buộc và các bản câu hỏi liên quan, bằng cách đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin điện tử về phòng vệ thương mại của DOC (ACCESS) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan (khi cần thiết) tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với hiệp hội và Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nước mắt người phụ nữ có chồng chết, con trai u não ác tính
- ·Thủ tướng Anh phải điều trị y tế đặc biệt vì sức khỏe xấu đi
- ·Chứng khoán châu Á thận trọng do lo ngại về thỏa thuận thương mại Mỹ
- ·Việt Nam muốn chung tay với toàn cầu trong phòng chống COVID
- ·Nỗi lòng người mẹ ung thư có hai con đậu đại học
- ·Lần đầu tiên Quảng Ninh tổ chức Liên hoan Xiếc Thế giới
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 17/10: Mưa dông, cảnh báo nguy cơ lũ quét và ngập úng
- ·Cần phá rào tư duy để các Fintech phát triển
- ·Người mẹ ung thư và 3 đứa con học khá giỏi
- ·Chứng khoán Bảo Minh (BMS) phát hành gần 4 triệu cổ phiếu trả cổ tức
- ·Người đàn ông trụ cột cần 70 triệu đồng cứu mạng
- ·[Infographic] IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất 10 năm
- ·Chứng khoán 6/10: VN
- ·Australia sẽ cung cấp vắcxin COVID
- ·Phương pháp xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ
- ·Thừa Thiên Huế hướng tới mục tiêu trở thành Thành phố văn hóa ASEAN
- ·Chứng khoán 6/12: Thanh khoản vượt 1,1 tỷ USD, VN
- ·Tập đoàn 911 (NO1) chuẩn bị đưa 24 triệu cổ phiếu lên sàn HoSE
- ·Con khỏi bệnh gia đình tôi có cái Tết ấm áp
- ·Chính phủ nêu 6 nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công