【nhận định soi kèo tottenham】Cần quan tâm tới mô hình “nền kinh tế tuần hoàn"
Tận dụng để tạo giá trị mới
Trên thế giới mô hình sản xuất truyền thống đang được dịch chuyển dần sang mô hình mới, nơi chất thải thay vì bị vứt bỏ, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường sẽ được “hồi sinh” dưới dạng các nguồn lực khác nhau và một lần nữa tham gia vào quá trình sản xuất và sử dụng. Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro về khan hiếm các nguồn lực trong tương lai, giải quyết các vấn đề môi trường cũng như mở ra cơ hội tăng trưởng GDP trị giá 4,5 nghìn tỷ USD đến năm 2030.
Theo đó, để tuân thủ “không xả thải vào thiên nhiên”, các doanh nghiệp sẽ phải giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa; xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững; phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn cũng như kiến nghị chính sách để tạo điều kiện cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Nói về việc áp dụng mô hình phi rác thải, ông Leo Evers - Tổng giám đốc Điều hành Heineken Việt Nam cho biết, công ty đang áp dụng mô hình nền kinh tế tuần hoàn nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh doanh bền vững. Điểm mấu chốt của mô hình này là chu trình sản xuất sẽ không còn phát sinh xả thải. Những phụ phẩm và phế liệu vốn bị xem là chất thải sẽ được tận dụng để tạo ra những giá trị mới trong quy trình sản xuất.
Cụ thể, các nhà máy sẽ sử dụng nguyên liệu sinh khối (biomass) cũng như khí sinh học (biogas) để cung cấp nguồn nhiệt năng cho quá trình nấu bia. Việc này giúp biến những phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu trở thành một nguồn năng lượng hữu ích với giá thành hợp lý trong sản xuất kinh doanh.
Kết quả từ những hoạt động trên đã giúp Heineken Việt Nam cắt giảm 38% lượng khí thải CO2 so với năm 2015, giảm 46% lượng nước tiêu thụ cho sản xuất tính từ 2008. Đồng thời cam kết sử dụng nguồn cung ứng địa phương từ công ty đã tạo ra được 190.000 việc làm, cũng như đảm bảo 100% lượng vật liệu bao bì được mua từ các nguồn cung nội địa.
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo nhiều chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam khó tăng sức cạnh tranh là do mô hình kinh tế truyền thống “sản xuất nhiều, tiêu hao nhiều, phế liệu nhiều” đã khiến yếu tố đầu vào của doanh nghiệp cao trong khi đó các phế phẩm lại không được tận dụng khiến doanh nghiệp không tận dụng triệt để được các nguyên liệu đầu vào, các nguồn lực không được sử dụng hiệu quả.
Ông Montri Mahaplerkpong, Phó Chủ tịch Tập đoàn SCG Việt Nam cho biết, SCG đã nỗ lực triển khai mô hình Tuần hoàn khép kín xuyên suốt trong chuỗi cung ứng, từ khâu chọn lọc nguyên vật liệu thô đến quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trong hoạt động thu mua, tập đoàn yêu cầu các nhà cung ứng phải đạt tiêu chuẩn Xanh theo ISO 14000 và các nguyên vật liệu thô phải có các chứng chỉ về môi trường. Trong sản xuất, SCG đã ứng dụng thành công hệ thống xử lý nước thải với chất lượng nước đầu ra có thể tái sử dụng. Các nhà máy giấy của SCG đã giảm được lượng nước tiêu thụ từ 15m3/tấn còn 6,5m3/tấn, nước sau khi thải ra lại tiếp tục được xử lý và sử dụng được cho mục đích tưới tiêu. Sản phẩm của SCG cũng được tiếp thị theo hướng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững và giá trị sinh thái tác động đến đời sống của người dân.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là hầu hết doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng mô hình nền kinh tế tuần hoàn đều là những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, có yếu tố đầu tư nước ngoài, trong khi đó số đông doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm và đặt mục tiêu sẽ triển khai mô hình này trong tương lai. Việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn không thể chỉ dựa vào những nỗ lực của chính phủ mà còn cần sự tham gia tích cực của khu vực doanh nghiệp. Từ phía Chính phủ cần khuyến khích các tổ chức áp dụng các mô hình của nền kinh tế tuần hoàn vào hoạt động kinh doanh để xây dựng tương lai bền vững cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức tầm quan trọng của việc áp dụng các hình thức sản xuất nhằm tái chế nguyên liệu, tận dụng triệt để các nguyên liệu đầu vào và đầu ra.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Á hậu Quản Hân làm Đại sứ Lễ hội khinh khí cầu quốc tế 2023
- ·Á hậu Trương Mỹ Nhân được bạn trai cầu hôn sau 5 năm bên nhau
- ·Hoa hậu có gia thế khủng, lập kỷ lục 'thông thạo nhiều thứ tiếng nhất' là ai?
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Hà Duy đăng ảnh với Hương Giang, tiết lộ mối quan hệ sau ồn ào 'cắt show'
- ·Hoa hậu Ngọc Châu bị buộc thôi học
- ·Hoa hậu Phan Kim Oanh trở lại Myanmar sau 7 tháng đăng quang
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Hoa hậu Ngọc Châu bị buộc thôi học
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Vai diễn khiến Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh không bao giờ muốn tái hiện
- ·'Mỹ nhân ngàn năm có một' khoe sắc trong bộ ảnh mang phong cách thập niên 90
- ·Chuyện yêu nhiều tin đồn của Hoa hậu Tiểu Vy
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Hoa hậu Phan Kim Oanh trở lại Myanmar sau 7 tháng đăng quang
- ·Hoa khôi Thu Hương khoe vai trần gợi cảm
- ·Vai diễn khiến Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh không bao giờ muốn tái hiện
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Nữ giám đốc công ty thuỷ sản đăng quang Hoa hậu Doanh nhân thời đại 2023