【tile chaua】Bộ trưởng GD&ĐT: 'Bỏ đổi mới thì còn gì là giáo dục'
Những lo ngại của dư luận về nguy cơ “biến học sinh thành chuột bạch”,ộtrưởngGDĐTBỏđổimớithìcòngìlàgiáodụtile chaua khi nhiều quy định học và thi đang thay đổi chóng mặt, đã được báo chí thẳng thắn đặt ra với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ: Trong giai đoạn hiện nay nếu bỏ từ đổi mới đi thì còn gì là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo chủ trương nữa! Tôi khẳng định, đổi mới là cả quá trình, chỉ có điều phải đổi mới sao cho hiệu quả, có lộ trình, có tính toán. Khi đổi mới phải tính đến phương án khả thi chứ không phải cứ đổi mới xong không tốt lại làm lại. Các mô hình, dự án mới đều phải triển khai thí điểm, có đánh giá, ra điều kiện kèm theo mới thực hiện một cách thận trọng. Những cụm từ như “chuột bạch”, “thí nghiệm”, “nhồi nhét”… rất xa lạ với giáo dục. Điều này khiến những nhà làm giáo dục hết sức trăn trở. Bị nhận xét như vậy là cú sốc đối với những người làm quản lý giáo dục trong quá trình đổi mới.
Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016.
Thưa ông, vì sao Bộ đưa ra phương án tiếp tục đổi mới thi và tuyển sinh ĐH, CĐ trong năm 2017?
Tại thời điểm này chưa phải chính thức, nhưng chủ trương của Bộ là phương án năm nay không phải đổi mới mà tiếp tục thực hiện phương án 2016. Năm nay được đánh giá thi và tuyển sinh ĐH cơ bản thành công, được xã hội đồng tình. Tuy nhiên, phương án nào cũng có những hạn chế. Sau khi xem xét, Bộ nhận thấy có những điểm phải cải thiện để tốt lên như tổ chức thi. Năm 2016 có hai cụm thi địa phương và cụm thi ĐH. Qua thực tế, địa phương hoàn toàn tổ chức được thi và không nhất thiết phải tồn tại hai cụm thi trong một địa phương. Như vậy, năm 2017 chỉ còn một cụm thi. Bản chất vẫn như năm 2016 nhưng gọn nhẹ, thiết thực hơn.
Về đề thi, năm 2016 được đánh giá là nghiêm túc, nhưng những người làm giáo dục cũng như giáo viên thấy thí sinh vẫn học tủ, học lệch. Trong khi đó, giáo dục phổ thông phải học toàn diện. Do đó, 2017 có cải tiến để đảm bảo tính toàn diện tránh học tủ, học lệch, sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài thi tổng hợp theo hướng trắc nghiệm khách quan, gọn nhẹ, bao quát. Mặt khác, năm 2016, mặc dù đề thi được đánh giá tốt nhưng qua phản ánh và thực tế kiểm tra, đâu đó vẫn còn tình trạng thí sinh nhìn được bài nhau trong quá trình thi.
Về chấm thi, giáo viên chấm theo barem nên có sự du di giữa các thầy cô. Trong khi đó, qua phương thức thi của ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy có thể công nghệ trong chấm thi để giải quyết vấn đề này. Do đó sẽ làm bài thi tổng hợp trắc nghiệm đối với nhóm môn Toán, Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn, Ngoại ngữ. Thi trên giấy, chấm trên máy nên khắc phục tốt những băn khoăn mà năm 2016 dư luận đặt ra. Đây là những đổi mới có tính chất bổ sung cho hạn chế năm 2016.
Liên quan đến xét tuyển, thi tuyển, năm 2017 vẫn như năm 2016, một kỳ thi 2 mục đích. Các trường ĐH được quyền tự chủ nhưng trong thực tế, nhiều trường ĐH chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có điều kiện để có thể đứng lên tổ chức một kỳ thi. Mặt khác, tự chủ nhưng không có nghĩa muốn làm gì cũng được, Bộ GD&ĐT vẫn phải có trách nhiệm đứng ra quản lý chất lượng vì quyền lợi của người học. Khắc phục điểm bất cập của năm 2016, thí sinh chỉ được 2 trường 4 nguyện vọng, trong quá trình xét tuyển thông tin không được công khai thì năm 2017 sẽ có phần mềm cùng sử dụng, thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Da trâu, da bò thối số lượng lớn bị công an Tây Ninh tịch thu
- ·Tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường: Khuynh hướng của cuộc sống hiện đại
- ·Tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường: Khuynh hướng của cuộc sống hiện đại
- ·Tiệm tạp hóa 'tẩy chay' túi nilon
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 3/9
- ·Thừa Thiên
- ·Nói không với túi nilon: Bắt đầu từ các bà nội trợ
- ·Nhà mini thu gom pin đã qua sử dụng ở Hà Nội
- ·Nhẹ dạ tin bạn trai online, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa tiền tỷ
- ·Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh
- ·TP.HCM lưu giữ linh vật rồng ở đường hoa Nguyễn Huệ đến hết tháng Giêng
- ·Kiểm soát nguồn khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông
- ·Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?
- ·Vĩnh Phúc: Lấy lợi ích người dân làm mục tiêu xây dựng 'Làng văn hóa kiểu mẫu'
- ·Khánh thành công trình cột cờ Tổ quốc trên đảo tiền tiêu ở Quảng Ninh
- ·Luật Bảo vệ môi trường 2020 thúc đẩy cuộc chiến chống rác thải nhựa?
- ·FrieslandCampina Việt Nam hưởng ứng ngày Môi trường thế giới tại tỉnh Bình Dương
- ·Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng
- ·Xe khách nát bét khi đâm thẳng vào xe tải, nhiều người chết và bị thương
- ·Chỉ 20% được tái chế sau sử dụng, còn triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đi về đâu?