【kết quả bóng đá viet nam hôm nay】Trăn trở việc làm cho lao động nông thôn
(CMO) Làm sao để người trong độ tuổi lao động ở nông thôn trụ lại địa phương, có việc làm, ổn định cuộc sống là điều mà cấp uỷ, chính quyền luôn trăn trở tìm đầu ra để giảm nghèo bền vững.
Dạo một vòng các vùng nông thôn ở huyện Thới Bình, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người già và trẻ con trong hầu hết mọi gia đình, nhưng khó bắt gặp hình ảnh các thanh niên, trai tráng trong độ tuổi lao động ở địa phương, hỏi ra mới biết, đại bộ phận trên phải đi tìm việc ở TP. Hồ Chí Minh hay Bình Dương để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.
Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực. |
Điển hình như hộ bà Trần Thị Sang, ấp Tapasa I, là người dân tộc, lại nghèo, con đông, có đến 12 người con. Khi các con còn nhỏ, vợ chồng bà phải lặn lội mò cua bắt ốc kiếm cái ăn từng bữa. Các con khôn lớn, do không được ăn học đàng hoàng, lại thiếu tư liệu sản xuất nên cái nghèo cứ đeo bám, vì thế họ phải tha phương tìm cái ăn. Đi xa để kiếm cái ăn nhưng cái nghèo, cái khó vẫn đeo bám lao động nông thôn, do vừa lo cái ăn, vừa lo chỗ ở nên khó vẫn khó.
Bà Trần Thị Sang cho biết: “Con tui đi Bình Dương làm hết mà cũng không đủ ăn, tôi thì ở nhà ai kêu gì làm nấy, đi đốn mía, quơ rong cho bà con và con cái gởi tiền về cho xài. Mười mấy người con, đáng lẽ tôi có nhà cửa đàng hoàng lắm, nhưng ngặt nỗi con cái làm không đủ ăn lấy đâu lo cho mình”.
Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giúp không ít lao động địa phương có việc làm, ổn định cuộc sống. Năm 2018, huyện Thới Bình tổ chức được 23 lớp dạy nghề với hơn 700 lao động, đạt 116% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 1,6%; 53 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật với hơn 1.600 lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt, người lao động ở địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn, khi qua lớp trên mà người lao động vẫn chưa yên tâm trụ lại địa phương. Nguyên nhân có nhiều, nhưng khách quan mà nói do ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương. Thứ hai, do người lao động muốn có nguồn thu nhập cao hơn, do đó việc rời quê hương đi lao động, đơn giản chỉ là lao động phổ thông, hay lao động tay chân nhưng họ vẫn đi, điều này diễn ra rất nhiều ở các vùng quê.
Để người lao động trụ lại địa phương, ngoài việc dạy nghề, trao cơ hội việc làm, chính quyền xã, huyện cũng tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Ngoài ra, huyện Thới Bình cũng triển khai nhiều chương trình, dự án giúp lao động tăng thêm thu nhập, như tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động sang các thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) với chương trình ký kết sẽ đưa lao động của huyện tham gia các thị trường trên đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động.
Khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài với các ngành nghề như: Ô tô, cơ khí, thực phẩm, điện tử cùng một số nghề khác, mức lương thực tập sinh mà người lao động làm việc tại Nhật Bản được hưởng từ 25-35 triệu đồng/tháng; Đối với kỹ sư mức lương được hưởng từ 40-55 triệu đồng/tháng và người lao động có quyền lựa chọn hợp đồng lao động 1 năm, 3 năm hay nhiều hơn.
Bà Nguyễn Thanh Thu Thảo, tư vấn xuất khẩu lao động Công ty Nhật Huy Khang, cho biết, trước khi đưa người sang Nhật làm việc, công ty có cho người qua khảo sát nơi ăn, ở, các phúc lợi khác đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường tốt nhất.
Năm 2018, huyện Thới Bình có 27 lao động được Công ty Nhật Huy Khang giới thiệu đi làm việc tại Nhật Bản. 7 lao động đã xuất cảnh, còn 20 lao động đã hoàn thành các bước học ngoại ngữ cũng như các hồ sơ thủ tục khác và đang chờ xuất cảnh.
Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Bé cho biết, tạo việc làm cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững là mục tiêu đảng bộ huyện luôn phấn đấu. Do vậy, các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền, vận động người lao động hiểu vấn đề học nghề, tham gia các buổi hội thảo, tư vấn nghề để lựa chọn nghề cho phù hợp với bản thân, có được việc làm ổn định ngay tại địa phương mình.
Quý I/2019, huyện giải quyết việc làm cho 2.100 lao động, đạt 41,05%, trong đó lao động trong tỉnh 365 lao động, ngoài tỉnh 1.700 lao động. Thời gian tới, huyện sẽ mở 47 lớp truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nông thôn. Theo kế hoạch, năm nay huyện sẽ mở 18 lớp dạy nghề theo Đề án 1956 với số lượng học viên dự kiến hơn 600 lao động với các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đồng thời, đào tạo ngoài Đề án 1956 cho hơn 1.400 lao động.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành hiện nay và thời gian tới. Từ đó, giúp công tác giảm nghèo của huyện bền vững, phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 1-2%./.
Mỹ Hằng
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhiều đột phá hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia
- ·Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Tự hào thành phố mang tên Người'
- ·Choáng với dân chơi nhà hiệu!
- ·Nhớ mùa hoa gạo!
- ·Cả nước đã sẵn sàng cho Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2019
- ·Khu nhà trọ nói không với… karaoke!
- ·Vẫn còn nhiều con đường
- ·117 bộ phim tham dự Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
- ·Phát hiện hơn 10.000 lít xăng Ron 95
- ·Hội thi “Tiếng hát người lao động” tỉnh Bình Dương: Sân chơi sôi động cuối tuần
- ·Tiết lộ nguyên nhân ô tô đâm sập trạm biến áp khiến 4 người thương vong
- ·Cuộc thi Eiu’s Got Talent Season 10: Sân chơi để sinh viên tỏa sáng
- ·Có nên cho con về quê nghỉ hè?
- ·Mua nhà bằng cả trái tim!
- ·Bộ Y tế đề nghị đẩy mạnh sản xuất, nhập khẩu các thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID
- ·Nhà Thiếu nhi tỉnh: Tổ chức nhiều hoạt động hè bổ ích
- ·Mulberry Lane tổ chức thành công hội nghị nhà chung cư lần đầu
- ·“Sân chơi” dưới mưa...
- ·Thực thi Hiệp định RCEP: Giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài
- ·Đến Mộc Châu đón xuân về!