【schalke đấu với hertha】Áp thuế là giải pháp cấp thiết để giảm tiêu dùng đồ uống có đường
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh |
Tăng thuế tiêu thụ sẽ giảm
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ThS. Nguyễn Thuỳ Duyên - Trường Đại học Y tế cộng đồng cho biết, biện pháp phổ biến trên thế giới hiện nay là giải pháp tăng thuế. Khi thuế tăng, sẽ làm tăng giá sản phẩm, từ đó sẽ làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hiện có hơn 100 quốc gia đã áp dụng thuế đối với các sản phẩm này.
"Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy, nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Các biện pháp này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai" - ThS. Nguyễn Thùy Duyên cho biết.
Thuế làm chậm sự gia tăng thừa cân, béo phìTheo nghiên cứu của WHO, hiện nay đã có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đánh thuế đối với đồ uống có đường. Các biện pháp về tăng giá và thuế có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm ở thế hệ tương lai. |
Kinh nghiệm từ một số quốc gia cho thấy, áp thuế đúng cách vừa làm giảm tỷ lệ các bệnh liên quan bởi đường, vừa giúp tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, Việt Nam chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Trong khi các quốc gia phát triển và có tỷ lệ béo phì cao đều dần thực hiện việc áp dụng loại thuế này đối với đồ uống có đường.
Bộ Tài chính cho biết, hiện có 3 phương án sử dụng chính sách tài khóa thường được sử dụng để giảm tiêu dùng đồ uống gây hại cho sức khỏe bao gồm: Đánh thuế đồ uống, áp dụng hạn ngạch sản xuất (hiện đã hạn chế hơn) và trợ cấp giá cho đồ uống có lợi cho sức khỏe. Trong đó việc sử dụng chính sách thuế nhằm kiểm soát lượng tiêu thụ đồ uống là giải pháp được nhiều nước áp dụng và có những ảnh hưởng tích cực nhất.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO để giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Theo WHO, đánh thuế đồ uống có đường được ủng hộ trên toàn cầu như một biện pháp hữu hiệu và khả thi để giảm mua đồ uống có đường và góp phần giảm gánh nặng thừa cân, béo phì và giảm các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống.
Hạn chế quảng cáo, cảnh báo qua nhãn mác
TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện Văn phòng WHO nhấn mạnh, trên khắp thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là áp thuế. Tín hiệu giá - chi phí cao hơn - rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.
Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Bên cạnh đó, TS. Angela Pratt cũng mong muốn, truyền thông đại chúng có thể làm tăng kiến thức về sức khỏe của mọi người và giúp họ suy nghĩ, nhận thức đúng đắn hơn về những gì họ đang uống, có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn về đồ uống để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Thực tế, tại Thái Lan cho thấy, 2 năm sau khi thực hiện đánh thuế đồ uống có đường, lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 2,8% trong đó tiêu thụ đồ uống có ga giảm nhiều nhất, với mức tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 17,7%.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia thường áp dụng thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường khá nhiều ưu điểm so sánh với loại thuế khác. Loại thuế này có tác động trực tiếp đến các sản phẩm có hàm lượng đường cao khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang các dòng sản phẩm ít đường hơn. Giải pháp này mở đường cho nhà sản xuất chuyển hướng sang các dòng sản phẩm ít đường hơn.
Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đưa ra khuyến cáo, nên sử dụng nước lọc, nước không đường thay cho các loại nước ngọt, không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác. Bên cạnh đó, cần chọn các kích cỡ suất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng. Người dân nên đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn, không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.
Các cơ quan chức năng nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, tăng cường cung cấp nước uống an toàn, nâng cao nhận thức của người dân về các lựa chọn đồ uống lành mạnh, giảm tính sẵn có của đồ uống có đường và cấm tiếp thị đồ uống có đường.
ÔNG HỒ HỒNG HẢI - PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ, BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG: Áp dụng biện pháp thuế để kiểm soát và giảm tiêu thụ đồ uống có đườngÁp thuế đồ uống có đường sẽ làm giảm mức tiêu thụ, từ đó làm giảm lượng đường tiêu thụ. Nhờ vậy, chính sách này có thể đem lại thay đổi tích cực trong tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Trên thực tế, ngày 29/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 155, phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe và vai trò của một số chính sách thuế trong kiểm soát đồ uống có đường. Việc sử dụng không hợp lý các sản phẩm này là nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa, tăng tỷ lệ đái tháo đường, tăng huyết áp, biến chứng bệnh tim mạch. Có 3 biện pháp giảm tiêu thụ lượng đồ uống có đường, bao gồm: hạn chế quảng cáo với trẻ em, truyền thông về tác hại của sử dụng đồ uống có đường không hợp lý và đặc biệt quan trọng nhất là áp thuế với đồ uống có đường. |
PSG.TS ĐINH TRỌNG THỊNH - CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH: Cần áp dụng công cụ thuế với đồ uống có đườngViệc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường trở thành vấn đề cấp bách, nhằm điều chỉnh thói quen, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đồ uống có đường, giảm thiểu tổn thất về kinh tế do tăng cân và béo phì và việc phát sinh các bệnh có liên quan. Hiện nay, Việt Nam chưa có thuế TTĐB đánh vào đồ uống có đường, sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%. Trong khi các quốc gia phát triển và có tỷ lệ béo phì cao đều dần thực hiện việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. Về bản chất, thuế TTĐB là đánh vào người tiêu dùng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam cho thấy, việc tăng thuế đối với rượu, bia, nước ngọt không làm ảnh hưởng đến thu ngân sách, việc làm của người lao động mà vẫn đảm bảo hạn chế tiêu thụ. |
(责任编辑:La liga)
- ·EC đề xuất hỗ trợ dành cho các công ty xuyên biên giới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh
- ·ĐBQH đề xuất giảm thuế VAT, tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế
- ·Giá vàng hôm nay 3/11: Kết tuần tăng kịch trần
- ·VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
- ·Xu hướng xây dựng hiện đại với nhà lắp ghép
- ·CEO Ngân hàng Quân đội hát nhảy 'Bên trên tầng lầu' gây sốt
- ·Đất nền Đông Anh, Hà Nội lại nóng bỏng tay: 2 tỷ đồng không mua nổi
- ·Sắp có công cụ AI kiểm soát doanh thu trên sàn thương mại điện tử
- ·VPBank: Ngân hàng số hóa xuất sắc nhất dành cho SME Việt Nam năm 2022
- ·Không có đơn hàng, doanh nghiệp may Garmex Sài Gòn phải bán tài sản
- ·Quản lý thị trường Long An ngăn chặn 2 vụ nhập lậu đường cát liên tiếp trong 2 ngày
- ·Tổng cục Thuế: Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
- ·BIDV được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
- ·Chấp nhận mua chung cư ngoại ô, người nghèo vẫn không 'gồng' nổi giá
- ·Kiên quyết không để vắc xin Abdala phải hủy bỏ do hết hạn
- ·Lương tăng nhỏ giọt, đuổi theo giá nhà phi mã: Người trẻ chật vật mua nhà Hà Nội
- ·Giá vàng hôm nay 1/11: Nhà đầu tư chốt lời giá đỉnh, vàng lao dốc
- ·Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì?
- ·So sánh giữa tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP
- ·Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo 'choáng váng'