【tỷ số trận đan mạch】Những chính sách mới về ôtô, xe máy có hiệu lực từ 2016
Một số chính sách của các nhà quản lí liên quan đến các phương tiện cơ giới sẽ có hiệu lực từ hôm nay 1-1-2016. Đáng chú ý nhất trong các quy định mới là việc yêu cầu phải có bình cứu hỏa trên ôtô và việc tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy.
Ôtô phải có bình cứu hỏa trên xe
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 57 về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho xe cơ giới, đáng chú ý là các quy định đối với các xe du lịch cá nhân từ 4 chỗ ngồi chở lên.
Theo đó, các loại xe du lịch từ 4 đến 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Mức phạt nếu không bình cứu hỏa sẽ từ 300.000 đến 500.000đ.
Chính thức tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy
Sau ba năm thực hiện, việc thu phí đường bộ đối với xe máy chính thức tạm dừng thực hiện trên cả nước từ 1-1-2016. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, việc thu phí đường bộ với xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, trong năm 2013 và 2014,mỗi năm chỉ thu được trên 550 tỷ đồng, còn trong nửa đầu năm nay chỉ được gần 175 tỷ đồng.
Hiện bộ Tài chính thống nhất với bộ GTVT đề nghị Chính phủ tạm dừng thu phí đối với môtô kể từ ngày 1-1-2016.
Chính thức cấp Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động
Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu các trung tâm sát hạch điều chỉnh sân sát hạch, lắp thiết bị chấm điểm tự động trên ôtô... để bắt đầu kiểm tra các học viên.
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động sẽ cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Thời gian học để thi lấy GPLX hạng B1 số tự động bao gồm 476 giờ, trong đó lí thuyết 176 giờ và thực hành 340 giờ, và người có giấy phép lái xe số tự động hạng B1 không được lái xe số sàn.
Cải cách kiểm định ô tô
Thông tư 70 về Kiểm định An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ GTVT ban hành, sẽ giúp giảm bớt phiền hà trong việc đăng ký ôtô. Theo đó các cơ quan kiểm định sẽ không yêu cầu chủ xe xuất trình giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu khi đưa xe đi lập hồ sơ và kiểm định lần đầu.
Ngoài ra, người dân có thể mang ôtô đi kiểm định cả khi xe có biển số đăng ký nhưng mới chỉ có giấy hẹn đăng ký của cơ quan CSGT (trong khi đó, thông tư 56 cũ quy định giấy phải có con dấu của cơ quan đăng ký nhưng rất hiếm khi cơ quan đăng ký đóng dấu vào giấy hẹn)./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật
- ·APEC SOM 2: Phát triển mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC
- ·Cảnh báo mạo danh bác sĩ chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy
- ·Mỹ và EU liên kết, Trung Quốc bất ngờ
- ·Tân Thạnh xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương
- ·HN sẽ thí điểm khoán xe công cuối năm nay?
- ·Giám đốc Sở VH Bắc Ninh: Không hiểu sao 'phố Tàu' tái xuất
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn J.P.Morgan
- ·Vietnam ICT Press Club
- ·Khoảng 1.000 cơ sở y tế sẽ tham gia khám, chữa bệnh từ xa
- ·Lương hưu luôn được Nhà nước điều chỉnh phù hợp, đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu
- ·Hà Nội bác tin đồn huyện Sóc Sơn bị vỡ đê
- ·Giáo viên Mỹ bãi công đòi tăng ngân sách cho giáo dục
- ·Ảnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
- ·Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng
- ·Truyền thông quốc tế chờ đợi chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng
- ·Cho địa phương vay lại vốn vay nước ngoài: Tăng trách nhiệm trả nợ của chính quyền địa phương
- ·Hà Nội chạy đua với thời gian để khống chế dịch Covid
- ·ATC Machinery
- ·TP.HCM có Phó Chủ tịch Thường trực