【mainz đấu với hoffenheim】Giải quyết triệt để tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ
Theo báo cáo, tính đến cuối Năm học 2022-2023, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên mầm non, phổ thông so với định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Việc xây dựng, củng cố đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là một trong những yếu tố then chốt bảo đảm cho sự thành công của việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Do đó, chính sách về tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên cần được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa cân đối
Tại Phiên Giám sát Chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đây, nhiều khó khăn, vướng mắc mà Ngành Giáo dục đang phải đối diện đã được chỉ ra.
Số lượng giáo viên chưa đáp ứng được định mức theo quy định. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn tích hợp, môn học mới (tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật).
Cụ thể, cả nước còn thiếu 62.877 giáo viên phổ thông; thừa cục bộ 5.091 giáo viên. Đến năm học 2024-2025, cấp Tiểu học còn thiếu 6.621 giáo viên Tin học và 5.780 giáo viên Ngoại ngữ. Cấp Trung học Cơ sở, môn Lịch sử và Địa lý thiếu 6.631 giáo viên, thừa 375 giáo viên.
Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền; chưa đồng bộ giữa cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, nhất là đối với một số môn học mới.
Nhiều địa phương có tình trạng đủ số lượng biên chế được giao nhưng không bảo đảm tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phân tích thực trạng này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho rằng một số địa phương thiếu cân đối trong cơ cấu đội ngũ giáo viên giữa các môn học và cùng cấp học giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau. Thực tế phân bổ chỉ tiêu giáo viên còn chưa đảm bảo những định mức tối đa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Theo Bộ Nội vụ, nguyên nhân là do các quy định hiện hành về định mức học sinh/lớp học, giáo viên/lớp học đang được quản lý theo mức tối đa, được quy định chung cho cả nước, không phân biệt vùng miền, tức là một lớp tối đa phải có bao nhiêu học sinh mới có một giáo viên.
Do vậy, quy định này gây khó khăn cho các địa phương bố trí học sinh. Nhiều địa phương bố trí học sinh thấp hơn so với quy định, nhất là vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, một số địa phương không tuyển dụng được giáo viên theo số lượng biên chế được giao.
Bảo đảm cơ cấu, chất lượng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ không chỉ ở cấp địa phương mà ngay trong từng trường cũng có tình trạng cơ cấu không phù hợp, thiếu môn này nhưng lại thừa môn kia.
“Không thể lấy giáo viên dạy tự nhiên sang dạy xã hội, cũng không thể lấy giáo viên dạy Văn sang dạy Toán được,” Chủ tịch Quốc hội nói và gợi mở về giải pháp điều động tạm thời giáo viên từ trường này bổ sung cho trường kia theo chế độ biệt phái để giải quyết tạm thời khó khăn.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu để giải quyết căn bản vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ bằng nhiều phương thức và cách thức khác nhau, vừa bảo đảm cơ cấu và bảo đảm về chất lượng.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện các nội dung thể chế để xây dựng các định mức, không cào bằng các vùng miền khác nhau. Đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng phải có quy định cụ thể. Các địa phương đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp; đồng thời rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại mô hình lớp học một cách hợp lý, thu gọn các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.
Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo và phê duyệt đề án tự chủ của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, trong đó xác định rõ lộ trình tự chủ tài chính trên cơ sở nguồn thu sự nghiệp được cấp theo phương thức đặt hàng.
Trước thềm Năm học mới 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhiều giải pháp giải quyết vấn đề thiếu giáo viên trên cả nước. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập có nguồn thu sẽ có điều kiện cơ cấu lại nguồn nhân lực. Cơ cấu lại theo hướng giảm dần số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng số lượng người hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ (mức độ tự chủ này các địa phương sẽ phê duyệt cụ thể).
Thứ trưởng Bộ Nội vụ lưu ý việc chủ động linh hoạt trong việc bố trí, sử dụng chỉ tiêu biên chế tự chủ; khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên khi thay đổi quy mô học sinh giữa các năm học; thực hiện một số giải pháp để tạo nguồn bổ sung giáo viên như làm tốt công tác quy hoạch, điều chuyển, điều động và nghiên cứu để trình cấp thẩm quyền phê duyệt các chính sách thay đổi.
Ngay sau phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện về việc bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024.
Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo tổ chức tuyển dụng giáo viên, thực hiện rà soát, cơ cấu lại, bố trí, sử dụng giáo viên bảo đảm đủ giáo viên dạy đúng, đủ các môn học theo quy định; thực hiện linh hoạt phương án điều chuyển, biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; chủ động xây dựng các phương án để có nguồn tuyển dụng giáo viên kịp thời, phù hợp, hiệu quả với điều kiện cụ thể tại địa phương.
Cùng với đó, Bộ Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương thực hiện việc cơ cấu lại, sắp xếp, tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được phân bổ, bảo đảm về số lượng và chất lượng; hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức, bảo đảm thực hiện chủ trương “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp” phù hợp, hiệu quả.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm
- ·Cảnh báo chiêu trò lừa đảo dịp Tết: Mua hàng giá rẻ, nhận quà hấp dẫn
- ·Bộ GTVT kiến nghị tăng phí BOT đường bộ
- ·Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến nhưng còn nhiều ‘điểm nghẽn’
- ·Lục bình trên kênh, rạch gây cản trở giao thông đường thủy
- ·Công nghiệp chế biến tiếp tục ‘hút’ vốn FDI trong 7 tháng năm 2019
- ·Hà Nội xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo dịp Tết
- ·Thử tài phân biệt thời trang cao cấp và bình dân (số 11)
- ·Hội Doanh nghiệp huyện Bến Lức: 'Kết nối
- ·Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
- ·Thủ tướng: Trân quý phụ nữ Việt với phẩm chất 'lặn lội, tài ba, tính toán việc nước, việc nhà'
- ·Hà Nội quyết liệt phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
- ·Thông quan cửa khẩu Hữu Nghị giải tỏa nông sản bị ùn ứ vì dịch virus corona
- ·Lĩnh vực khoa học công nghệ chiếm hơn 44% về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
- ·Chính thức Phát động thi đua 'Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí'
- ·Giá lúa gạo tại ĐBSCL xuống thấp: Ngân hàng Nhà nước vào cuộc
- ·Chuyển đổi công nghệ số trong y tế: Cách làm của 'người mở đường'
- ·May 10:May 10: Đào tạo nguồn nhân lực
- ·Bộ Y tế không ủng hộ tiêm vaccine chưa được cấp phép cho người dân
- ·Vì sao Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP?