【kèo bồ đào nha tối nay】Khai mạc Triển lãm Lịch sử càphê thế giới ở Buôn Ma Thuột
Các đại biểu tham quan triển lãm. (Nguồn: daklak.gov.vn)
Sáng 9/3, Triển lãm Lịch sử càphê thế giới đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Thế giới Càphê, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Triển lãm là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh cho biết, đây là lần đầu tiên tỉnh Đắk Lắk tổ chức triển lãm “Lịch sử càphê thế giới” với mong muốn tinh hoa càphê Buôn Ma Thuột được lan tỏa.
Hoạt động này tiếp tục khẳng định Bảo tàng Thế giới càphê là một bảo tàng sống về văn hóa càphê toàn cầu. Nơi đây đã, đang và sẽ luôn là địa điểm lý tưởng để những người yêu và đam mê càphê khám phá, lan tỏa tinh hoa thế giới càphê, góp phần gia tăng giá trị văn hóa của càphê Buôn Ma Thuột cũng như càphê Việt Nam trên bản đồ càphê thế giới.
Triển lãm diễn ra từ ngày 9-16/3/2019 với 3 chuyên đề chính: càphê khởi nguồn, càphê tín ngưỡng, càphê và cách mạng khoa học kỹ thuật.
Hơn 10.000 hiện vật, tranh ảnh được chọn lọc, trưng bày tại triển lãm nhằm tái hiện và tôn vinh lịch sử càphê trong tiến trình phát triển của thế giới, đưa khách tham quan lãng du qua các câu chuyện về càphê từ thời kỳ cổ đại, thời kỳ trung cổ và phong kiến, đến thời kỳ tư bản và kéo dài cho đến ngày nay. Trong đó, phải kể đến các hiện vật đặc trưng như cối giã càphê, máy rang càphê, máy xay càphê bằng tay và các loại lọc càphê, máy xay và pha càphê bằng điện, máy xay tự động, máy bán càphê tự động, hiện vật tiêu biểu theo sự phát triển của công nghệ rang, xay và pha chế càphê cùng các tranh, ảnh miêu tả về cảnh thu hái cà phê, thưởng thức càphê, các quán càphê
Tương ứng với chuyên đề “càphê khởi nguồn,” triển lãm tái hiện câu chuyện về sự xuất hiện của càphê ở thời kỳ cổ đại, khi ấy càphêlà một sản phẩm được dùng để ăn, dùng để uống và dùng để cúng.
Giai đoạn tiếp theo là “càphêtín ngưỡng,” tương ứng với thời kỳ trung cổ và phong kiến, thời kỳ càphêđược con người trân quý, xem càphê là thức uống của thần linh, để khai thông tinh thần cho các tín đồ. Giai đoạn “càphêvà cách mạng khoa học kỹ thuật” tương ứng với thời kỳ tư bản kéo dài cho đến ngày nay, phát triển từ việc sản xuất phải dùng tay đến việc dùng điện và tự động hóa trong cách mạng 4.0.
Bà Phùng Thị Thọ, một du khách đến từ tỉnh Bình Thuận cho biết, tham quan Triển lãm, bản thân bà rất thích thú với các hiện vật, tư liệu, tranh ảnh, vì thông qua đó bà hiểu thêm về lịch sử phát triển càphê.
Các hiện vật được trưng bày khá đầy đủ, ấn tượng về lịch sử phát triển của càphê thế giới từ thời thô sơ đến thời hiện đại, góp phần làm cho các hoạt động của Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 thêm đặc sắc, sinh động, ý nghĩa./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải 'liệu cơm gắp mắm' trong đầu tư cho khoa học công nghệ
- ·Xuất khẩu thép Việt Nam ước đạt khoảng 2 tỷ USD
- ·Khẳng định vị thế phụ nữ Cà Mau
- ·Ông Nguyễn Minh Luân được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2021
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 301 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·VRG tiếp tục tái cơ cấu lao động và sản phẩm
- ·Kết nối cung
- ·Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về loại tiền giả polymer 200.000 đồng
- ·Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
- ·Khai mạc Kỳ họp thứ Tư, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X
- ·Thời tiết hôm nay 19/5: Vừa dứt mưa giông, Bắc Bộ lại ngập chìm trong nắng nóng
- ·Nuôi vịt trời
- ·Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng
- ·Hoa hậu Đặng Thu Thảo ra Hà Nội làm Đại sứ
- ·Hà Nội hỗ trợ hơn 505 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn bởi đại dịch Covid
- ·Kỳ vọng lớn lao
- ·Thiết thực ngày hội toàn dân
- ·Phan Ngọc Hiển
- ·Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu lọt Top 4 nước hàng đầu về Chính phủ điện tử tại Đông Nam Á
- ·Công nhận 30 bảo vật quốc gia