【kqbd hom】Thủ tướng: Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng DN
>>VBF bàn giải pháp nâng cao năng lực kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu như vậy,ủtướngViệtNamcamkếttiếptụcđồnghànhcùkqbd hom tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2016 với chủ đề “Nâng cao vai trò khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp (DN) trong nước và nước ngoài vì sự phát triển hài hoà của nền kinh tế Việt Nam”, do Bộ KH&ĐT, Ngân hàng Thế giới (WB) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội, ngày 5/12/2016.
Bình quân 1 giờ có 12 DN được thành lập mới
Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, góp phần xây dựng kinh tế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Hiện nay, Việt Nam có 600.000 DN đăng ký, trong đó có nhiều công ty tư nhân và công ty lớn cổ phần lớn trên thị trường quốc tế như: FPT, Vinamilk... Năm 2016 là năm đầu tiên có hơn 100.000 DN thành lập mới. Như vậy, bình quân cứ 1 giờ đồng đồ có 12 DN được thành lập mới. Ngoài ra còn có 3,5 triệu hộ cá thể trên cả nước là lực lượng kinh tế quan trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế vào năm 2020.
Đặc biệt, tại Việt Nam đã có hơn 21.000 DN FDI kinh doanh đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn quốc tế danh tiếng. Đây là 1 khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh, phát triển tốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam và đang có sự hợp tác tốt trong các khu vực kinh tế trong nước, bao gồm cả kinh tế tư nhân. …
Chiến lược phát triển kinh tế 2016- 2020 của Việt Nam xác định, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh DN, nhất là DN tư nhân làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Trong đó, khối DN Việt Nam bao gồm cả DN FDI có tư cách pháp nhân ở Việt Nam. Đây là định hướng lớn của Chính phủ trong việc hình thành cộng đồng DN Việt Nam gắn kết hợp tác hiệu quả trong nền kinh tế quốc gia..
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, diễn đàn VBF đã đề cập 7 nội dung quan trọng về tăng cường năng lực cho các DN nhỏ và vừa; thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ; nâng cao nguồn nhân lực và yêu cầu đào tạo; phát triển thị trường vốn, cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ chế PPP, BOT..; năng lượng sạch và tái tạo; biến đổi khí hậu và môi trường.
"Đây là những chủ đề rất thiết thực và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính… tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo mọi điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ; phấn đấu chỉ số cơ bản của Việt Nam về môi trường đầu tư sẽ xếp hạng của WB và năng lực cạnh tranh của diễn đàn kinh tế thế giới đạt mức trung bình các nước ASEAN 4 trước năm 2020"- Thủ tướng khẳng định.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, thực tế hiện nay Việt Nam vẫn đang đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN... Nếu không có sự đột phá và tốc độ cải thiện nhanh, không những khó tiếp cận nhóm ASEAN 3 hoặc 4 mà thậm chí Việt Nam còn bị tụt lại phía sau... Do vậy Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiếp tục cải thiện thứ hạng của mình trong môi trường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Ảnh: Diệu Hoa |
Không chào đón những người coi Việt Nam là nơi chuyển giá...
Thủ tướng đề ra một số yêu cầu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, kết nối DN tư nhân trong nước và DN FDI.
Theo đó, Thủ tướng kêu gọi cộng đồng DN Việt Nam chủ động tích cực tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư, trong đó chú trọng hình thức hợp tác công- tư (PPP), khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng năng cạnh tranh chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, cùng các DN FDI chủ động tham gia đề xuất dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh bền vững …
Cùng với đó, tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa khu vực DN trong nước và FDI trong nền kinh tế quốc gia. Khu vực FDI là một mắt xích không thể rời và đã có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đánh giá cao khu vực FDI và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa sự phát triển của FDI đối với DN Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng mong muốn khu vực FDI với thế mạnh về công nghệ, vốn và năng lực quản trị… sẽ có những cam kết cụ thể, thực chất để hỗ trợ tăng cường sự liên kết thúc đẩy cùng phát triển hài hòa lợi ích chung của đất nước Việt Nam; đặc biệt ưu tiên khuyến khích hỗ trợ sự phát triển của DN, nhất là DN nhỏ và vừa tham gia cung ứng nhiều linh kiện phụ tùng, dịch vụ đạt yêu cầu cho các DN FDI… Các bên cùng nhau hợp tác chế biến đưa sản phẩm của Việt Nam đạt tiêu chuẩn vào phân phối trong khu vực và thế giới.
Mặc dù đánh giá cao khu vực FDI nhưng Thủ tướng cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển vững mạnh không thể không có khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, hai khối DN này phải hỗ trợ, tương tác với nhau tạo sức sống cho cộng đồng DN và nền kinh tế theo hướng phát triển cùng có lợi. Do đó, Việt Nam khuyến khích tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế cho mọi người dân, để đến năm 2020 đạt đến mốc 1 triệu DN.
Đặc biệt, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cũng cam kết luôn nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bảo hộ quyền tài sản và quyền sở hữu trí tuệ và trên hết, cùng chung tay hành động với các DN để thực hiện những việc quan trọng này.
Việt Nam mong muốn DN FDI kiên trì với sự hợp tác đầu tư và đặt niềm tin vào cải cách của Việt Nam, cùng với đó, giúp DN tư nhân Việt Nam đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm quản trị và có trách nhiệm xã hội chung tay cùng Việt Nam bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường…
"Các DN FDI đến Việt Nam bằng khối óc, tức là bằng công nghệ hiện đại và trái tim đồng nghĩa với việc đề cập chuẩn mực đạo đức kinh doanh và văn hóa DN. Chính phủ một lần nữa khẳng định, Việt Nam sẽ không đón chào những nhà đầu tư coi Việt Nam là nơi chuyển giá; là nơi trốn tránh trách nhiệm môi trường; đi ngược lại nguyên tắc cơ bản và giá trị cốt lỗi mà DN đã cam kết. Điều này không chỉ gây phương hại đến lợi ích phát triển bền vững của Việt Nam mà còn làm tổn hại đến uy tín và sự mẫu mực trong kinh doanh của nhiều nhà đầu tư đang có mặt tại Việt Nam; làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút của các nhà đầu tư tiềm năng danh tiếng trên thế giới đang tìm đến Việt Nam trong tương lai..."- Thủ tướng nhấn mạnh./.
Phúc Nguyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Khởi tố người đập kính ô tô, tấn công tài xế ở TP.HCM
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Thuê người đứng tên công ty, ký phát hành trái phiếu
- ·Công an triệu tập 3 người tung tin bịa đặt vỡ đê ở Hải Phòng
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Tuyên án 11 bị cáo trong đường dây cá độ bóng đá hơn 176 tỷ đồng
- ·Dừng xe mặc áo mưa có phạm luật?
- ·Ngụy trang 6kg ma túy trong lon sữa yến mạch
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Bị cáo Trương Mỹ Lan: Vạn Thịnh Phát không có nhu cầu phát hành trái phiếu
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Lật xe khách khiến 4 người chết ở Đắk Lắk: Tạm giữ hình sự tài xế
- ·TP.HCM: Trốn kiểm tra, chủ mái ấm Chúc Từ liên tục chuyển trẻ em đi khắp nơi
- ·Cựu Phó TGĐ Vạn Thịnh Phát: Không biết ai quản lý tiền phát hành trái phiếu
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận hối lộ 1,1 tỷ đồng từ 'bà trùm' Xuyên Việt Oil
- ·Tuyên tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại cô gái 21 tuổi trong phòng trọ ở Hà Nội
- ·Đặt bảng quảng cáo 'nhái' biển báo giao thông, có bị phạt?
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Dừng xe mặc áo mưa có phạm luật?