【kq bdn】Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non
Điểm trường Mầm non Bình An (cụm Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh minh họa: Đinh Hương/TTXVN |
Thông báo nêu: Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, với quan điểm xuyên suốt: con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực cho phát triển. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Xây dựng, phát triển con người cần phải đặt nền móng từ những năm đầu đời.
Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp, đến các xã, phường, thôn bản trên cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ tới trường. Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, của ngành Giáo dục cũng như các cấp, ngành liên quan. Các chính sách của Chính phủ như: hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ trẻ mầm non là con em công nhân... đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của giai đoạn phát triển đầu đời còn nhiều hạn chế. Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn chậm được khắc phục; năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non còn hạn chế đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc; các chính sách hỗ trợ cho trẻ em chậm đổi mới; chương trình giáo dục mầm non chưa được đổi mới theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là cần có cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đề ra mục tiêu đến năm 2030 "hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi". Do đó, phải tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non để tiếp tục hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, phục vụ cho sự phát triển trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển thời đại, phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước. Đổi mới giáo dục mầm non phải được đặt trên nền đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tổng thể, bao trùm, có tính toàn diện, toàn dân, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới phải phù hợp với vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, để đào tạo và phát triển toàn diện con người trong tương lai.
Cần rà soát, có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, cách huy động và phân bổ nguồn lực để tạo nên bước đột phá cho sự phát triển giáo dục mầm non thời gian tới, nhất là các chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng và vấn đề xã hội hóa. Tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Có cơ chế, chính sách huy động nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non, đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo phương thức đối tác công tư.
Để tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục mầm non tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi và Nghị quyết về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non một cách kỹ lưỡng, chất lượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục chỉ đạo nội dung này; các bộ, cơ quan có liên quan và địa phương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn; tiếp tục thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách và các nhiệm vụ theo các quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước để thu hút nguồn lực, đầu tư phát triển giáo dục mầm non tại địa phương; rà soát, nghiên cứu và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn đối với giáo dục mầm non tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non. Quan tâm bố trí ngân sách đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn đầu tư công và các nguồn lực khác để xây dựng bổ sung, sửa chữa, cải tạo thay thế phòng học tạm, bán kiên cố bảo đảm an toàn cho trẻ, giáo viên, đặc biệt những khu vực thường xuyên có thiên tai, bão lũ; ưu tiên bố trí kinh phí cho phát triển giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu huy động trẻ em tới trường và để thực hiện mục tiêu phổ cập; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dân “kêu trời” vì… rác!
- ·Huyện Phụng Hiệp: Bế giảng lớp trung cấp lý luận chính trị
- ·Hoa hậu thanh thiếu niên Liên Hiệp quốc Trương Phương Nga: Việc học là ưu tiên hàng đầu
- ·Nhiều chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ
- ·Tiếng khóc nghẹn của mẹ đơn thân vừa nghèo vừa nuôi con ung thư
- ·Tự hào những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
- ·Ngành tài nguyên và môi trường tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2022
- ·Thành phố Ngã Bảy: Khảo sát các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại
- ·Không tiền mổ mắt, gia đình 4 khẩu sẽ chết đói
- ·Tặng 1 căn nhà cho thanh niên hoàn lương
- ·Cha 85 tuổi liệt giường, con tâm thần bơ vơ
- ·Trao nhà tình nghĩa cho cán bộ hưu trí có hoàn cảnh khó khăn
- ·16/17 viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III
- ·Tuổi trẻ huyện Tân Trụ: Chung tay xây dựng nông thôn mới
- ·Thủ tục ly hôn khi chồng đi biệt tích
- ·Mong người dân hãy bình tĩnh, cân nhắc để có quyết định đúng đắn
- ·Chủ động phòng ngừa, tấn công, trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm
- ·Ông Lê Thành Út được chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức
- ·Giá theo đường giá, lương đường lương
- ·Biến rác thải thành phân hữu cơ trồng rau sạch