【tip bóng đá hôm nay】Bộ Y tế phản bác thông tin toàn dân sử dụng muối i
Bộ Y tế phản bác thông tin toàn dân sử dụng muối i-ốt gây độc
(Dân trí) - Hiện nay có ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt. Theo Bộ Y tế, đây là quan niệm sai lầm.
Việt Nam thuộc nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt
Ngày 5/11, Bộ Y tế cho rằng lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệptrong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.
Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm. Tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.
Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300ppm là 0% (ngưỡng > 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao).
Kết quả này khẳng định quần thể người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.
Theo báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cũng cho thấy, trung vị i-ốt niệu của trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3mcg/l, trẻ em miền núi là 90mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199mcg/l).
Tương tự, con số này ở phụ nữ có thai là 85,3mcg/l (mức khuyến cáo của WHO là 150-249mcg/l).
Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%.
Như vậy chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.
Tình trạng thiếu hụt i-ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏecộng đồng. Hiện nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp. Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu i-ốt.
WHO và các cơ quan nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng tăng cường vi chất dinh dưỡng trên quy mô lớn là một biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhằm ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến trên toàn cầu không dẫn đến bất kỳ nguy cơ nào về độc tính hay bổ sung quá mức.
Bộ Y tế đề xuất bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Năm 2016, Chính phủ ban hành nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong quá trình thực hiện nghị định, có ý kiến cho rằng việc sử dụng muối tăng cường i-ốt dẫn đến sản phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Năm 2017, Bộ Y tế có công văn, trong đó nêu rõ Cục An toàn thực phẩm và Vụ Pháp chế tiếp nhận mọi thông tin, phản ánh của doanh nghiệp kèm theo các bằng chứng khoa học về vấn đề trên.
Tuy nhiên 8 năm nay, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến nội dung này. Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi nghị định số 09 đến 8 năm.
Cũng chính vì kiến nghị của doanh nghiệp, năm 2018, Chính phủ ban hành nghị quyết 19 theo hướng khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung vi chất này vào các sản phẩm.
Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nghị định số 09 theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng muối i-ốt.
Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và kết quả 2 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt i-ốt của người dân vẫn ở ngưỡng cộng đồng.
Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khỏe khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại nghị định 09.
Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10 vừa qua, Bộ Y tế khẳng định sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i-ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong nghị định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia
- ·Chung tay làm đẹp cảnh quan nông thôn
- ·Diêm dân được mùa nhưng giá muối giảm sâu
- ·Nghề thủ công ở Hỏa Lựu
- ·Bến Tre: Tạm giữ trên 1.700 sản phẩm phụ tùng xe gắn máy không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Diện tích lúa Thu đông bị nhiễm bệnh bạc lá và lem lép hạt tăng mạnh
- ·Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7
- ·Giá chocolate đắt nhất trong nhiều năm
- ·Hà Nội tăng cường thanh, kiểm tra xe hợp đồng đưa đón học sinh
- ·Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỷ USD năm 2024
- ·Meta bị nhiều bang tại Mỹ kiện vì tác động tiêu cực đến người trẻ
- ·Agribank Phụng Hiệp khánh thành trụ sở làm việc mới và khai trương máy CDM
- ·Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
- ·Xuất khẩu thủy sản tháng 10 chưa đạt mức tăng trưởng cùng kỳ
- ·Tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán
- ·Hậu Giang cần linh hoạt trong cách thực hiện quy hoạch tỉnh
- ·Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng tốc xuất khẩu
- ·Tạo đà phát triển kinh tế
- ·Tổng cục Thuế mở rộng dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai
- ·Gần 99.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường