【kqbd cup bdn】EVN chưa thể "cân đối" khoản lỗ 16.800 tỷ đồng
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 diễn ra ngày 13-1 của EVN, trong năm qua, EVN đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến việc đáp ứng đầu đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Về tình hình tài chính, ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN cho biết, Công ty mẹ và các đơn vị đều có lợi nhuận nhưng tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Theo đó, lãi sau thuế của Công ty mẹ ước đạt khoảng 300 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu bằng 0,2%.
Tuy nhiên, EVN vẫn đang phải gánh một khoản lỗ “khủng” lên tới 16.800 tỷ đồng.
Cụ thể, với khoản lỗ sản xuất kinh doanh do hạn hán giai đoạn 2009 -2010 khoảng 12.000 tỷ đồng đã được EVN xử lý xong thì đến nay vẫn còn khoảng 8.800 tỷ đồng lỗ từ chênh lệch tỷ giá vẫn chưa được cân đối.
Ngoài ra còn có khoảng 8.000 tỷ đồng lỗ mới phát sinh từ giá than tăng, thuế tài nguyên nước tăng từ 2 lên 4%, phí môi trường rừng, chi phí lưới điện nông thôn… Như vậy, tổng cộng khoản lỗ tính tới hiện tại của EVN còn “treo” 16.800 tỷ đồng.
“Khoản lỗ này hiện EVN chưa thể cân đối được, là thách thức rất lớn của Tập đoàn trong năm 2015”, ông Thanh nói.
Do vậy, ngoài việc đề nghị Chính phủ bố trí vốn ngân sách Nhà nước và vốn ODA để hoàn thành các dự án cấp điện cho vùng sâu vùng xa, EVN kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung chi phí nói trên vào giá điện năm 2015.
Năm 2015, EVN đặt mục tiêu: Điện sản xuất và mua 156,9 tỷ kWh, tăng 10,3% so với năm 2014, sẵn sang chuẩn bị đáp ứng cho khả năng nhu cầu điện tăng cao hơn; điện thương phẩm là 141,8 tỷ KWh, tăng 10,4% so với 2014; giá điện bình quân toàn tập đoàn là 1.515,69 đồng/kWh.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, năm 2015 là năm giữa kỳ thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 2010-2020 và năm chuẩn bị cho đại hội Đảng. Thêm nữa, năm 2015, Quốc hội thông qua chỉ tiêu kinh tế-xã hội tăng 6,2% trong khi hệ số đàn hồi của điện phải tăng gấp đôi, tức là tăng trưởng điện năm nay phải ở mức 13%.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu EVN phải đảm bảo đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt đảm bảo cấp đủ điện và ổn định cho các tỉnh miền Nam. Đây là ưu tiên số 1 vì các tỉnh này là "đầu tàu" kinh tế của cả nước, góp phần đạt mục tiêu chung. Đối với các dự án nguồn điện, cần đẩy nhanh tiến độ để giảm căng thẳng về điện cho miền Nam.
Một yêu cầu quan trọng được Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh là việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là nâng cao năng suất lao động.
“Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc này trên tinh thần EVN phải sắp xếp lại bộ máy, ứng dụng các thành tựu công nghệ để giảm bớt lao động thủ công... Việc tăng năng suất lao động sẽ góp phần giảm tổn thất điện năng từ 8,6% xuống còn 8% như mục tiêu đề ra trong năm nay”, Bộ trưởng nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khi bị người yêu chê bai
- ·330 VĐV tham gia giải vật cổ điển
- ·Người trồng nhãn ở Tân Hưng “thiệt đơn, thiệt kép”
- ·Tín hiệu vui từ dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Chết lặng khi gọi anh, cô gái khác trả lời thay
- ·Giá vàng sáng 29
- ·Khánh thành dự án nâng cấp đường Đồng Nai thượng
- ·Chủ động khôi phục sản xuất sau giãn cách
- ·Lấy vợ trẻ, quan trọng nhất là 'chuyện ấy'
- ·Nông dân Bù Đốp tăng thu nhập từ trồng rau
- ·Lời cầu cứu của bé mù một mắt
- ·Bình Phước: Kinh doanh xổ số hoạt động trở lại từ ngày 22
- ·Giảm hơn 500 đồng, xăng RON95
- ·Cao su Bình Phước vững vàng “mục tiêu kép”
- ·Thương cảm cô bé mồ côi bị bệnh Down
- ·Tìm hướng đi cho cây tiêu
- ·Nuôi dơi
- ·Đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021
- ·Sao em khờ dại lâu đến thế
- ·“Hải quan số”