【hạng 1 ba lan】Sống khá nhờ học nghề
Những năm qua,ốngkhnhờhọcnghềhạng 1 ba lan công tác dạy nghề đã được Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Thủy thực hiện khá tốt. Nhờ vậy, nhiều học viên đã phát huy được nghề đã học và sống được với nghề.
Với thu nhập khoảng 5, 6 triệu đồng/tháng từ nghề sửa xe gắn máy, đã giúp cuộc sống gia đình anh Hoài tốt hơn.
Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương. Do đó, thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Thủy đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, các cơ quan liên quan và các xã, thị trấn để tuyên truyền các chính sách đào tạo nghề, hướng giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra, trung tâm còn khảo sát nhu cầu học nghề của người dân và nhu cầu cầu tuyển dụng của công ty, doanh nghiệp để mở các lớp đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế.
Là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề huyện đã đào tạo các nghề nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản. Qua học nghề, các học viên có thể trực tiếp áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích sản xuất. Song song đó, trung tâm còn tích cực đào tạo các nghề phi nông nghiệp như: may công nghiệp, vận hành và bảo dưỡng máy gặt đập liên hợp, sửa xe gắn máy… Theo đánh giá của trung tâm, hiện nay, những nghề này đang được thị trường ưa chuộng, nên học viên sau khi hoàn thành khóa học dễ tìm được việc làm.
Anh Đào Văn Chọn, ở ấp 7, xã Vị Trung, cho biết: “3 năm trước, được người anh bà con giới thiệu nên tôi tham gia lớp vận hành và bảo dưỡng máy gặt đập liên hợp ở Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Thủy. Với kiến thức được trang bị, tôi đã đi chạy máy thuê cho chủ máy gặt đập liên hợp ở địa phương. Hiện nay, mỗi khi vào mùa thu hoạch lúa, thu nhập của tôi khoảng 10 triệu đồng/tháng, do đó, cuộc sống gia đình đã tốt hơn so với trước”. Cũng theo anh Chọn, trong khoảng thời gian chạy máy thuê ở một số địa phương, anh đã gặp lại một số bạn đã học cùng khóa đào tạo với anh. Hiện nay, cuộc sống của mọi người cũng được ổn định hơn.
Còn anh Nguyễn Văn Tô Hoài, ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau, cũng có cuộc sống tốt hơn nhờ học nghề sửa xe gắn máy. Anh Hoài chia sẻ: “Lúc trước, tôi có học nghề sửa xe gắn máy, nhưng tay nghề chưa cao, do đó, tôi tham gia khóa đào tạo ở Trung tâm Dạy nghề huyện. Sau khi hoàn thành khóa học, tay nghề của tôi cũng được nâng lên và mở tiệm sửa xe nhỏ để hành nghề. Hiện tại, bình quân mỗi tháng tôi cũng kiếm được 5, 6 triệu đồng từ nghề này. Với mức thu nhập hiện có đã giúp tôi trang trải cuộc sống gia đình”.
Theo ông Ngô Quốc Thống, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Thủy, thời gian qua, số lượng học viên tìm được việc làm sau học nghề ngày càng tăng. Chẳng hạn, năm 2015 trung tâm đã mở được 29 lớp đào tạo nghề. Trong đó, có 11 lớp nghề nông nghiệp và 18 lớp nghề phi nông nghiệp. Nhìn chung, khoảng 90% học viên sau khi hoàn thành khóa học đều phát huy được nghề mà mình được trang bị. Để thực hiện đạt kết quả đáng phấn khởi trên, Trung tâm Dạy nghề huyện luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Ngoài ra, trung tâm đang sở hữu đội ngũ giáo viên lành nghề và nhiều kinh nghiệm luôn tận tình hướng dẫn học viên. Song song đó, công tác hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho học viên sau khi ra nghề cũng được đặc biệt quan tâm. Nhờ vậy, nhiều học viên đã tìm được việc làm, ổn định cuộc sống.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trung tâm còn gặp một số khó khăn như: sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và đơn vị từng lúc, từng nơi còn rời rạc, chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức về học nghề của người lao động còn hạn chế, một số lao động vẫn còn tâm lý muốn làm việc gần nhà, do đó, ít tham gia vào làm việc ở các công ty, xí nghiệp ở xa… Để làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động trong năm 2016 và những năm tiếp theo, ông Ngô Quốc Thống, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Thủy, cho biết thêm: “Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền về học nghề. Đồng thời, khảo sát để nắm nhu cầu học nghề của đối tượng và nhu cầu tuyển dụng của công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị tuyển dụng tiếp tục đổi mới chỉnh sửa, biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Ngoài ra, không ngừng liên kết với các trung tâm, các trường để mở các lớp đào tạo cũng như nâng cao tay nghề cho người lao động…”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Nhiều dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- ·Nở rộ khuyến mãi, xả hàng quần áo mùa hè
- ·Bệnh viện mắt Hà Nội "ăn tiền" bệnh nhân?
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Khởi tố tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Bắt kẻ chuyên dụ dỗ các bé gái chát sex để tống tiền
- ·Những cuốn sách khoa học
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Vận động 51 tỷ 739 triệu đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Giải thưởng ‘Thẻ tín dụng mới tốt nhất 2024’ từ International Finance Awards
- ·Quảng Ninh: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản qua các cửa khẩu đạt trên 2,4 triệu tấn
- ·“Nguyệt thực” Phim đáng xem về nghề báo và showbiz
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Google sẽ sớm cho phép người dùng tự động xóa dữ liệu theo dõi vị trí
- ·Cháy nhà ở Đà Nẵng, chồng tử vong, vợ và con cấp cứu
- ·Tiến độ đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN và ACFTA
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Cách nhận biết trái cây Trung Quốc