会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ban xep hang bong da tbn】Hoàng tử Ả Rập nói gì về khủng hoảng giá dầu?!

【ban xep hang bong da tbn】Hoàng tử Ả Rập nói gì về khủng hoảng giá dầu?

时间:2024-12-26 03:30:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:202次

Hoàng tử Ả Rập, khủng hoảng giá dầu, giá dầu giảm, giá dầu lao dốcHoàng tử Ả Rập, khủng hoảng giá dầu, giá dầu giảm, giá dầu lao dốc

Giá dầu lao dốc liên tục trong thời gian vừa qua là một trong những câu chuyên lớn của thế giới trong năm vừa qua. Trong khi giá dầu rẻ là tin tốt lành cho người tiêu dùng thì tác động tiêu cực của việc giảm 50% ảnh hưởng sâu rộng tới những nhà cung cấp dầu mỏ lớn như Ả Rập Xê-út hay Nga. Hoàng tử Alwaleed bin Talal đồng thời là một tỷ phú trong một bài trả lời phỏng vấn tạp chí USA Today cũng cho rằng chúng ta sẽ không bao giờ thấy giá dầu 100 USD mỗi thùng lần nữa.

Ngài có thể giải thích chiến lược của Ả Rập Xê-út về việc không cắt giảm sản lượng dầu được không?

Ả Rập Xê-út và tất cả các nước đã bị mất cảnh giác. Không ai dự đoán chuyện này sẽ xảy ra. Bất cứ ai nói rằng họ đã từng dự đoán giá dầu giảm 50% đều là nói dối.

Bởi hồi tháng 7 vừa qua, bộ trưởng dầu mỏ của Ả Rập Xê-út công bố rằng con số 100 USD là mức giá tốt cho cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất. Và chưa tới 6 tháng sau, giá dầu rơi 50%.

Có thể nói rằng quyết định không làm giảm sản lượng là thận trọng, thông minh và sắc sảo. Bởi vì khi Ả Rập Xê-út cắt giảm sản lượng 1 hoặc 2 triệu thùng, thì sẽ có 1 hoặc 2 triệu thùng sẽ được sản xuất bởi những người khác. Điều này đồng nghĩa với Ả Rập Xê-út nhận phải 2 tác động tiêu cực, lượng dầu được sản xuất ra ít hơn và giá cả thấp hơn. Vì vậy, ít nhất bạn đã bị lĩnh đòn ngay từ góc độ quyết định giảm sản lượng sản xuất.

Vậy đây chính là mất không mất thị phần?

Đúng vậy. Mặc dù tôi hiện không bất đồng hoàn toàn với chính phủ Ả Rập, bộ trưởng dầu mỏ và bộ trưởng tài chính trên hầu hết các khía cạnh, về phương diện đặc biệt này, tôi đồng ý với chính phủ Ả Rập giữ sản lượng sản xuất như nó vốn thế.

Thế còn sự sụt giảm của giá dầu? Đây có phải là một câu chuyện từ nguồn cung hay nguồn cầu? Một số người cho rằng hiện có quá nhiều dầu mỏ trên thế giới và điều này đang gây sức ép lên giá. Nhưng một số khác lại cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm, bởi thế dẫn tới nguồn cầu yếu?

Đây là câu chuyện cả từ hai phía. Chúng ta hiện đang dư cung dầu mỏ. Iraq hiện sản xuất được rất nhiều. Ngay cả ở Libya, nơi có tình hình chiến sự thì họ vẫn sản xuất dầu mỏ. Cùng với đó việc Mỹ sản xuất khí và dầu đá phiến cũng đẩy nguồn cung thị trường trở nên dư thừa.

Nhưng cũng là về phía cầu hiện đang yếu. Chúng ta đều biết Nhật Bản hiện đang lơ lửng xung quanh mức tăng trưởng 0%. Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng trưởng 6% hoặc 7%. Tăng trưởng của Ấn Độ đã giảm đi một nửa. Chỉ mới 2 tháng trước Đức thừa nhận cắt giảm dự báo tăng trưởng tiềm năng từ 2% xuống 1%. Những dấu hiệu trên cho thấy cầu yếu trong khi cung dư thừa dẫn tới một điều tất yếu là sự chao đảo của giá dầu.

Liệu giá sẽ tiếp tục giảm?

Nếu nguồn cung vẫn duy trì như hiện tại và nhu cầu vẫn còn yếu, bạn có thể tin rằng giá là sẽ đi xuống nhiều hơn. Nhưng nếu một số nhà cung cấp rời khỏi thị trường, và có sự tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ, giá dầu có thể đi lên. Nhưng tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy mức giá 100 USD lần nào nữa. Như tôi đã nói cách đây năm trước, giá dầu trên 100 USD là giả tạo. Nó không đúng thực thế.

Ồ. Và ngài nói rằng mình đang thỏa thuận với chính phủ Ả Rập để không từ bỏ thị phần?

Đây là điểm duy nhất tôi đồng ý với chính phủ Ả Rập Xê-út về dầu mỏ. Điểm duy nhất tôi đồng tình.

Liệu Ả Rập có cắt giảm sản lượng nếu họ nhận được một thỏa thuận với những nước sản xuất dầu mỏ khác để giảm bớt lượng dầu ra thị trường không?

Thành thật mà nói, để nhận được sự phê duyệt và đồng thuận của tất cả các nước OPEC, bao gồm cả Nga và Iran, và những nước khác thì đây hầu như không thể. Bạn không bao giờ có thể có một thỏa thuận trong đó tất cả mọi người đều cắt giảm sản xuất. Chúng tôi không thể tin tưởng tất cả các nước OPEC. Và cũng không thể tin tưởng các nước không thuộc OPEC. Bởi nó chỉ trên bàn giấy và sẽ có những người gian lận.

Quá khứ đã chứng minh điều đó. Khi Ả Rập Xê-út cắt giảm sản lượng trong thập niên 80 và 90, tất cả thành viên khác đều gian lận và giành mất mất thị phần của chúng tôi. Mặc dù vậy việc Ả Rập Xê-út và các nước OPEC không mấy vui vẻ trước sự sụt giảm của giá dầu nhưng nhờ mức giá này, chúng tôi sẽ quan sát được bao nhiêu công ty sản xuất dầu đá phiến sẽ ra khỏi thị trường. Vì vậy, mặc dù chúng tôi từng mất cảnh giác trước những đối thủ này nhưng chúng tôi đang tận dụng được bố cảnh hiện tại để xem liệu nguồn cung mới có thể tồn tại ra sao với mức giá 50 USD. Bởi lẽ điều này sẽ bộc lộ nhiều vấn đề khả thi về mặt kinh tế của những dự án này.

Thế còn những áp lực đối với Nga? Có một giả thuyết cho rằng Mỹ và Ả Rập Xê-Út đã đồng ý để giữ giá thấp để gây áp lực với Nga vì những gì Putin đã thực hiện ở Ukraine?

Điều này là vớ vẩn và không có vương quốc Ả Rập nào sẽ thực hiện điều này. Bởi Ả Rập Xê-út cũng đang bị tổn hại nhiều như Nga trong giai đoạn này. Hiện tình hình kinh tế Ả Rập Xê-út chưa bộc lộ điều này bởi những nguồn dự trữ lớn của chúng tôi.Nhưng Ả Rập Xê-út và Nga đều ở cùng phía bị tổn thất khi giá dầu giảm vì thế không có âm mưu chính trị nào ở đây nhằm chống lại Nga. Bởi nếu làm như thế cũng chính là chúng tôi tự bắn vào chân mình.

Ngài nói việc giá dầu sụt giảm sẽ làm giảm cuộc cách mạng khí đá phiến ở Mỹ. Bằng cách nào?

Dầu và khí đá phiến là những sản phẩm mới trên thị trường. Không ai biết chắc chắn đâu là mức giá được cho là điểm hòa vốn của sản xuất dầu đá phiến. Khi các hãng có chi phí sản xuất cao hơn giá bán, một điều rõ ràng là họ sẽ ra khỏi thị trường học ít nhất là không đạt hiệu quả kinh tế. Liệu mức giá 50 USD có phải vẫn hiệu quả? Điều này không rõ ràng. Và đây là câu chuyện sẽ còn phát triển sâu hơn.

Một số người tin rằng sự sụp đổ giá dầu sẽ tạo ra rất nhiều thương vụ mua bấn sáp nhập mới trong ngành công nghiệp năng lượng. Ngài nghĩ sao?

Không có nghi ngờ gì về điều này, chắc chắn sẽ có nhiều vụ hợp nhất trên thị trường. Bởi vì nhiều công ty nhỏ và vừa không có khả năng chống đỡ với cú sốc này bởi họ phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu. Những công ty lớn như Exxon và Chevron đang vượt qua sự chao đảo của thị trường bởi họ được tổ hợp theo chiều dọc. Sẽ có một bài vụ thâu tóm sáp nhập diễn ra trong một đến 2 năm tới.

Theo Trí thức

Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật ngày 13/1/2015

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • 109 phần tử cực đoan Trung Quốc bị trục xuất về nước
  • Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy giấy Lee & Man
  • Cơm hộp ‘quý tộc’ giá 2 triệu đồng/hộp có những gì?
  • Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt
  • Tăng năng suất nhờ canh tác lúa cải tiến SRI
  • Lau chùi tủ lạnh bị điện giật tử vong, dấu hiệu nhận biết để tránh ‘họa’
  • Phim của vợ chồng Trang Nhung lỗ hơn 13 tỷ đồng
  • Muốn dẹp vỉa hè, phải xin phép lãnh đạo: Đoàn Ngọc Hải nói gì?
推荐内容
  • Sẽ hình sự hóa hành vi uống rượu bia gây tai nạn giao thông?
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương: Năm 2020 sẽ xử lý triệt để 12 dự án yếu kém của ngành
  • Ngày 23/12: Giá thép, quặng sắt dứt đà giảm
  • Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 25/10/2017
  • Hố tử thần bủa vây đường Đại Cồ Việt, người dân nơm nớp lo sợ
  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đốc tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước