【kết quả oman】Chặn hơn 500 website vi phạm bản quyền tại Việt Nam
Chặn trên 500 website vi phạm bản quyền
Ngày 21/7,ặnhơnwebsiteviphạmbảnquyềntạiViệkết quả oman Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH và TTĐT), Bộ TT&TT phối hợp với Liên minh giải trí và sáng tạo (ACE), Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ tổ chức hội thảo "Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam".
Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH và TTĐT, tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường mạng đang là vấn đề nhức nhối.
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH và TTĐT cho biết, tình trạng vi phạm bản quyền hiện rất nhức nhối. |
Các mạng xã hội xuyên biên giới (Facebook, YouTube…), các trang thông tin và mạng xã hội hàng ngày truyền tải nguồn nội dung số khổng lồ tới hàng triệu người dùng Internet, trong đó, có nhiều nội vi phạm bản quyền. Ông Lê Quang Tự Do cho biết, đây cũng là nơi tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra rất nhức nhối và nó gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung.
Thời gian qua, Cục PTTH và TTĐT đã nhận được nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung về giải trí như bóng đá, phim ảnh, game show… Tuy nhiên, ông Lê Quang Tự Do thừa nhận việc xử lý mất nhiều thời gian, công sức và gặp khó khăn khi các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che giấu thông tin chi tiết và thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.
Chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam, ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam thông tin: Việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.
Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến như livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng các nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa các video, sau đó đăng tải trái phép lên Internet.
Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại các website, ứng dụng OTT do nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động…
Tính đến tháng 6/2022, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.
Vi phạm bản quyền video trực tuyến làm thất thoát 348 triệu USD
Tại hội thảo, ông Neil Gane, Chuyên gia tư vấn Liên minh giải trí và sáng tạo khu vực Châu Á Thái Bình Dương dẫn số liệu từ Media Partners Asia cho thấy, tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến ngày càng phổ biến.
Theo báo cáo, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. Dự đoán, nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD.
Tại hội thảo, cơ quan chức năng cho biết đã chặn hơn 500 website vi phạm bản quyền. |
Theo các chuyên gia, kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền sẽ giúp gia tăng giá trị nhờ vào việc tăng lượng khách hàng hợp pháp và tăng doanh thu của lĩnh vực video trực tuyến cao cấp, có thể tăng gấp đôi giá trị đầu tư cho các nội dung video trực tuyến trong nước lên mức 150 triệu USD vào năm 2027 so với con số hiện tại ước tính là 75 triệu USD. Những biện pháp gia tăng kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền sẽ làm cho khoảng 60% hoặc nhiều hơn số thuê bao trái phép, phải chuyển đổi sang các dịch vụ SVOD (tạm dịch: video theo yêu cầu cho phép người dùng chọn xem) chi phí thấp và phổ biến ở Việt Nam.
Báo cáo chỉ ra rằng, đẩy mạnh nỗ lực chống vi phạm bản quyền các nội dung video trực tuyến sẽ giúp tăng 3 lần doanh thu. Kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền sẽ tạo thêm 4.870 việc làm mới cho thị trường lao động, nhờ sản lượng lao động trong lĩnh vực video tăng lên 351 triệu USD vào năm 2027, một mức tăng đáng kể so với con số 134 triệu USD hiện nay.
Duy Vũ
Vi phạm bản quyền trực tuyến ở Việt Nam giảm 50%
Lượng truy cập vào các trang bất hợp pháp ở Việt Nam đã giảm gần 50% vào năm 2021. Trong giai đoạn này, lượng truy cập vào các trang web hợp pháp đã tăng lên đáng kể.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sẽ quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng, nền tảng số
- ·Quyết tâm thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm xã hội
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, trao tiền hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng giông lốc
- ·Bàn giao nhà tình thương và nhà tình nghĩa
- ·CPI tháng 3/2024 giảm 0,23%
- ·Nộp hồ sơ giải quyết bảo hiểm xã hội một lần qua giao dịch điện tử
- ·Vì sao khó dẹp tình trạng buôn bán trên cầu ?
- ·Người tính không bằng... dương tính !
- ·Mở ra cơ hội mới đột phá phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng
- ·Hỗ trợ gần 162 triệu đồng cho gia đình em sinh viên nghèo
- ·Chuyên gia cảnh báo cẩn trọng khi mua bánh Trung thu 'đại hạ giá'
- ·Để mọi gia đình đều có tết
- ·Thực hiện tốt nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội
- ·Ra mắt mô hình “Gia đình trẻ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”
- ·Dấu ấn năm 2023 và thời cơ bứt phá năm 2024
- ·Thu nhập cao với nghề đặt lọp bắt tép đồng
- ·Huyện Vị Thủy: Năm 2021 phấn đấu đưa 30 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- ·62 tập thể xuất sắc trong vận động hiến máu tình nguyện nhận bằng khen
- ·An Giang: Thu giữ số lượng 'khủng' hàng nhập lậu, không hóa đơn chứng từ
- ·Trên 135.200 lượt trường hợp bảo trợ xã hội nhận trợ cấp hàng tháng