【tyso tyle】Thu phí tự động không dừng: Cách thức triển khai chưa tốt
Thu phí tự động không dừng: Vì sao nhà đầu tư băn khoăn?ítựđộngkhôngdừngCáchthứctriểnkhaichưatốtyso tyle | |
Sẽ triển khai thu phí tự động không dừng 44 trạm trong năm 2019 | |
Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình thu phí tự động không dừng | |
Thu phí tự động không dừng: Quyết tâm hoàn thành trong năm 2019 |
5 năm lỗ 300 tỷ đồng
Theo VETC, sau 5 năm triển khai giai đoạn 1 (từ tháng 11/2014) nhưng đến nay mới có 27/44 trạm thu phí lắp đặt hệ thống thu phí tự động, số đã lắp đặt mới có 23 trạm đang vận hành. Số vốn đã giải ngân cho dự án khoảng 1.300 tỷ đồng. Dù vậy, công ty VETC mới ký được hợp đồng dịch vụ thu phí tự động với 11/44 trạm thu phí. Số trạm còn lại chưa ký được phụ lục hợp đồng và hợp đồng dịch vụ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT về chủ trương trích doanh thu phí.
Trong số 33 trạm thu phí chưa ký phụ lục hợp đồng dịch vụ thu phí, có 13 trạm chưa đồng ý mức trích thu phí, 4 trạm đồng ý mức trích nhưng chờ sự đồng thuận từ ngân hàng tài trợ, 3 trạm đồng ý mức trích nhưng chờ UBND tỉnh, TP chấp thuận, 3 trạm đang tạm dừng thu phí…Thậm chí có một số nhà đầu tư BOT không trả phí dịch vụ cho Công ty VETC dù đã lắp đặt hệ thống thu phí tự động.
Cũng theo VETC, tính đến ngày 30/9/2019, VETC bị lỗ 300 tỷ đồng (do tỷ lệ thụ phí tự động không dừng thấp, thực tế chỉ đạt khoảng 10% so với kế hoạch). Đến nay, nhà đầu tư (Công ty cổ phần Tasco) đã phải cung ứng vốn tương ứng với số lỗ lũy kế để bù đắp dòng tiền duy trì công tác vận hành. Nếu hết năm 2020 chỉ triển khai được 36 trạm, doanh nghiệp lỗ lũy kế cho công tác vận hành khoảng 580 tỷ đồng.
Chính vì vậy, VETC đề nghị Bộ Giao thông vận tải lựa chọn nhà đầu tư khác nhận chuyển giao dự án hoặc Nhà nước nhận lại dự án này để tiếp tục triển khai. Hoặc Bộ Giao thông vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo hoặc cho dừng hợp đồng và thực hiện các thủ tục phá sản doanh nghiệp trong tháng 12/2019 trong trường hợp những tồn tại và khó khăn nêu trên không được giải quyết.
Trường hợp nếu bắt buộc phải tiếp tục thực hiện dự án, Công ty VETC đề nghị Bộ Giao thông vận tải chia sẻ rủi ro, bù doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính của hợp đồng dự án.
sau 5 năm triển khai giai đoạn 1 (từ tháng 11/2014) nhưng đến nay mới có 27/44 trạm thu phí lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng. Ảnh: Internet. |
Cách thức triển khai chưa tốt
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về vấn đề này, PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) cho biết, dự án thu phí tự động không dừng thuộc loại hình hợp đồng đối tác công tư BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành), một hình thức hợp đồng cởi mở. Nhà đầu tư BOO không thể cứ thấy lợi ích thì lao vào, khó thì đòi trả dự án hay chia sẻ rủi ro.
Thu phí tự động không dừng đã phát huy và chứng minh được các hiệu quả của mình nhưng hình thức thu phí này lại thay đổi cách thức vận hành của một trạm thu phí, theo đó việc lắp đặt thêm hệ thống thiết bị sẽ làm tăng thêm một khoản tiền nhất định. Vì có phát sinh thêm nên các nhà đầu tư sẽ phải ký thêm một phụ lục hợp đồng, sau đó mới triển khai được. Đây là thủ tục tài chính bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện. Nhà đầu tư BOT phải tuân thủ hợp đồng dự án, nếu không ký phụ lục hợp đồng họ không thể thực hiện được.
Dự án này đã được triển khai 5 năm, nhưng việc chuẩn bị như mua thiết bị, xây dựng phần mềm sự đồng bộ hệ thống từ Bắc đến Nam như một chiếc xe có thể chạy từ Cao Bắng đến Cà Mau sẽ có một sự tương thích giữa các trạm thu phí lại chưa được quan tâm nhiều. Bên cạnh đó, cần làm rõ xem những người tham gia giao thông có sẵn sàng tham gia, dán thẻ e-tag và mở tài khoản không? Tuy nhiên trong thời gian vừa qua khi thực hiện đã có sự áp đặt, không bình đẳng ví dụ như việc chỉ định.
“Tôi cho rằng sự án thu phí tự động không dừng không thành công đó chính là do cách tổ chức triển khai không tốt. Đừng nên đổ lỗi cho các nhà thầu BOT không làm mà hãy nhìn lại chính mình, cần làm rõ vì sao các nhà thầu BOT lại không làm. Trước hết là cần ký phụ lục hợp đồng với cơ quan nhà nước sau đó mới ký hợp đồng với bên thực hiện hợp đồng BOO trên nguyên tắc là thương thảo. Mức trích thu phí chính là điều khoản gây tranh cãi song mức trích thu phí không thể áp đặt mà phải có hướng dẫn cũng như sự thương thảo, thỏa thuận giữa hai bên. Trước đây đã có sự áp đặt khi quy định trong 7 làn hoặc 17 làn chỉ có 3 làn thu phí tự động nhưng lại tính phần trăm của tất cả các làn như vậy là vô lý”, ông Chủng nhấn mạnh.
Để giải quyết được những xung đột này, theo Chủ tịch VARSI, dự án thu phí tự động không dừng không phải chỉ có mỗi việc mua sắm thiết bị, xây dựng phần mềm, mang đến lắp đặt và thu tiền mà còn nhiều việc khác phải làm. Chính vì vậy, cần xem lại hợp đồng đã ký kết, lỗi ở đâu thì chịu trách nhiệm đến đấy. Đồng thời, bất kỳ phương án nào cũng cần nhìn hết được những rủi ro, những vấn đề có thể xảy ra đối với hình thức đấy để từ đó có phương án thực hiện tốt nhất.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Sức trẻ và niềm tin chiến thắng
- ·Đồng Xoài khẩn trương đưa người từ vùng dịch về đi cách ly tập trung
- ·Vững vàng tuyến đầu chống dịch
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp
- ·Người dân Đồng Xoài hiến đất mở rộng đường hẻm
- ·Không để ai bị bỏ lại phía sau
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Cùng công nhân vượt qua đại dịch
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Thực hiện tốt phòng, chống dịch Covid
- ·Niềm vui những ngày “sống chậm”
- ·Thị trấn Chơn Thành gỡ bỏ 100% khu vực phong tỏa tạm thời
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Bình Long ghi nhận 1 ca F0 ngoài cộng đồng
- ·Triệt để tăng cường giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid
- ·Bình đẳng giới
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Nữ bí thư đoàn tích cực phòng, chống dịch