【bxh bd ha lan】Doanh nghiệp cảm thấy “bấp bênh” với hội nhập
Thách thức ở phía trước
“Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều nghi ngờ về AEC và cho rằng ít ảnh hưởng tới doanh nghiệp” là nhận định của ông Jeffrey Pirie,ệpcảmthấybấpbênhvớihộinhậbxh bd ha lan Giám đốc điều hành Deloitte Singapore tại Hội thảo Cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức sáng 10-6.
Tuy nhiên theo ông Jeffrey Pirie, AEC chuyển đổi nền kinh tế ASEAN thành thị trường duy nhất và cơ sở sản xuất với năng lực cạnh tranh và hội nhập hơn bao giờ hết. “Do đó, không thể nói là không ảnh hưởng mà chắc chắn ảnh hưởng”, ông Jeffrey Pirie khẳng định.
Nhìn nhận hội nhập là quá trình tất yếu nhưng hội nhập cũng khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều thách thức, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái đưa ra dẫn chứng để nói rõ hơn về thách thức hội nhập: “Tập đoàn bán lẻ Tesco (Anh) kinh doanh có lãi lớn từ 3 đến 4 tỷ USD/năm nhưng năm 2014 doanh nghiệp này cũng công bố lỗ 10 tỷ USD. Điều này cho thấy, sự sống còn của doanh nghiệp “bấp bênh” bởi sự hội nhập quá lớn”.
Riêng với ngành bán lẻ Việt Nam, ông Đoàn cho rằng, thị trường bán lẻ cuối năm 2015 gần như mở cửa hoàn toàn. Nếu so sánh với các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới thì thấy ngay sự lép vế của doanh nghiệp nội khi AEC hình thành.
Dẫn chứng cho nhận định này, ông Đoàn cho biết, Saigon Co.op là mô hình bán lẻ lớn nhất của Việt Nam với số vốn hơn 1.000 tỷ đồng (50 triệu USD), trong khi lợi nhuận của Tập đoàn Wal Mart chỉ trong 1 quý là hơn 5 tỷ USD. “Chỉ cần so sánh vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam với lợi nhuận trong 1 quý của doanh nghiệp nước ngoài thì thấy rằng không thể cạnh tranh được”, ông Đoàn nói.
Một thách thức khác đối với ngành bán lẻ khi AEC hình thành là chỗ đứng của các doanh nghiệp Việt trong hệ thống phân phối.
Trên thế giới, các nước coi ngành bán lẻ là ngành quan trọng chỉ sau ngành công nghiệp chế tạo bởi ngành này tác động nhiều đến nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhiều ngành công nghiệp khác như logistics, bao bì...
Hiện nhà sản xuất Việt Nam không có chỗ đứng trong hệ thống bán lẻ là một thực tế. Theo phân tích của vị doanh nghiệp này, muốn có 1 kệ hàng trong siêu thị không phải đơn giản vì siêu thị yêu cầu nhà cung cấp phải hỗ trợ giá kệ, hỗ trợ trưng bày, tín dụng, đổi hàng…
“Tôi đã từng trao đổi với lãnh đạo của Công ty May Nhà Bè, họ nói rằng, bán hàng vào hệ thống siêu thị nước ngoài không có lãi do phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu trên”. Nói vậy để thấy rằng, kể cả doanh nghiệp lớn của Việt Nam như May Nhà Bè - doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành may mặc mà còn sống leo lắt huống chi doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Đoàn chia sẻ.
Tự lực là chính
Với những phân tích này, câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh hội nhập doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì? Theo lãnh đạo một doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không chuyên nghiệp và không có sự chuẩn bị kỹ càng trong kinh doanh hội nhập.
Khảo sát của Deloitte về AEC với lãnh đạo các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á cho thấy, cứ 5 doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 1 doanh nghiệp đã có kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình khi AEC được hình thành, có 3% doanh nghiệp được hỏi có phân tích đánh giá về tác động của AEC với doanh nghiệp, 48% doanh nghiệp thiếu kiến thức hoặc không biết đầy đủ về AEC…
Trong khi đó theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, gần 80% số doanh nghiệp được hỏi thiếu hẳn các kiến thức về hội nhập, không hề biết những gì đang chờ đợi mình phía trước trong khi cánh cửa hội nhập đang mở dần.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập đang đến rất gần, nếu đặt vấn đề hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành là hơi muộn và xung đột với các cam kết mở cửa. Do vậy, sự tự lực của doanh nghiệp là chính.
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển, ông Đoàn cho rằng, muốn phát triển trong hội nhập, Phú Thái xác định rõ lĩnh vực phân phối bán lẻ là chủ đạo và nếu có mở rộng cũng chỉ “loanh quanh” trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xây dựng môi trường và cán bộ chủ chốt gắn bó với doanh nghiệp, có chiến lược kéo người tài, chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Một vấn đề khác được ông Đoàn nhắc đến là doanh nghiệp phải luôn nghĩ đến sự chuyên nghiệp và quốc tế hóa, không chỉ làm ăn ở trong Việt Nam mà phải nghĩ tới việc quốc tế hóa để làm bước đệm.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Cuộc sống của 5 mỹ nhân Việt đăng quang hoa hậu quốc tế
- ·Đoàn Thiên Ân đăng quang Miss Grand Vietnam
- ·Chế Nguyễn Quỳnh Châu gây tiếc nuối khi chỉ dừng chân ở Á hậu 1
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân từng bị miệt thị vì nặng 75kg
- ·Á hậu Thùy Dung khác lạ với phong cách cá tính, gợi cảm
- ·Giáo viên trường tư ở TP.HCM nhận lương cao nhất hơn 60 triệu đồng/tháng
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Những thiết kế lạ trong đêm thi trang phục dân tộc tại Miss Grand Vietnam 2022
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh bật khóc trong lễ cưới
- ·Người đẹp Trà Vinh cao 1,8 m đăng quang Hoa khôi Nam Bộ 2022
- ·Những lần 'chọc tức' dân mạng của Chủ tịch Miss Grand International
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Kỷ luật cảnh cáo cô giáo đánh bầm tím 2 chân học sinh lớp 6
- ·Sở TT&TT TP.HCM làm việc với chủ tài khoản vu khống Thùy Tiên
- ·Thiên Ân lên tiếng sau ồn ào bị 'miệt thị ngoại hình'
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Xuân Bắc làm Phó trưởng Ban giám khảo Hoa hậu Việt Nam 2022