【kết quả bóng đá tổng hợp】Ông chủ ô mai Hồng Lam học nghề từ sách nữ công gia chánh
Đã có những lúc thất bại tưởng chừng như không vượt qua được, nhưng đến nay, ô mai Hồng Lam đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người Việt. Để làm được điều ấy, ông Nguyễn Hồng Lam chủ doanh nghiệp này đã mất 15 năm cần mẫn nghiên cứu. Và cách ông dạy con cũng như chính những gì ông làm, kiên trì nhẹ nhàng để các con từng bước trưởng thành.
Đưa "hồn quà Việt" đi khắp nơi
Mặc dù đã ngoài 50 tuổi nhưng ngày nào ông Nguyễn Hồng Lam cũng đi hơn 30 cây số từ nhà (Trần Phú, Hà Nội) đến xí nghiệp sản xuất của mình tại khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) để làm việc.
Tôi gặp ông Lam khi ông đang kiểm tra những quả ô mai mới ra lò. Sau khi đã hoàn tất công việc ông mới rảnh rang ngồi tiếp chuyện chúng tôi. Là người làm kinh doanh nhưng ông lại khá cởi mở không có vẻ quá thận trọng về lời ăn tiếng nói như nhiều người làm kinh doanh khác.
Ông Lam tâm sự rất nhiều điều từ công việc cho đến gia đình. Ông bộc bạch: "Hồi trẻ tôi không được học về kinh doanh đâu, chỉ mãi sau này khi đã thành lập công ty rồi tôi mới đi học bổ trợ.Năm 1974 tôi nhập ngũ, rồi vào đại học Kỹ thuật Quân sự. Năm 1975 tôi được cử sang Liên Xô học về điện ảnh. Năm 1981 tốt nghiệp về nước công tác tại xưởng Phim Quân đội Tổng cục chính trị. Năm 1991 thì ra quân".
"Ra quân rồi, tôi thấy rằng lúc này làm về văn hóa như những gì mình đã học thì khá khó khăn, tôi quyết định 'nhảy' vào kinh doanh. Ban đầu tôi làm tăm, hương bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên tăm hương phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu mà thị trường Trung Quốc thì khá thất thường không chủ động được nên không làm nữa.
Năm 1992 bắt đầu làm quen với nghề kinh doanh nông lâm sản chế biến hoa quả. Công việc này giúp tôi chủ động về đầu ra đầu vào, tổ chức sản xuất, vốn nên tôi thấy làm cái này lợi hơn. Khi ấy tôi cũng lấy hàng về buôn bán nhưng sau đó tôi học chế biến ô mai, mứt để tự sản xuất và bán lấy mà không phải đi buôn", ông Lam chia sẻ thêm.
Nhấp một ngụm trà, ông Lam kể tiếp: "Để tạo ra những sản phẩm và có được mùi vị đặc trưng như ngày hôm nay tôi đã phải tự mày mò và nghiên cứu lấy. Ban đầu tôi chỉ học làm từ các sách nữ công gia chánh, sau đó được học các kiến thức cơ bản về công nghệ chế biến thực phẩm.
Cũng có một cái may mắn là hồi học bên Liên Xô thì tôi có dịp được học về nghiên cứu khoa học và 3 năm học trong phòng thí nghiệm nên đến khi về nước tôi áp dụng vào quá trình tạo ra các công thức cho sản phẩm của riêng mình. Tôi đã phải mất rất nhiều thời gian để làm thí nghiệm tạo ra công thức cho mỗi sản phẩm, mỗi công đoạn chế biến. Ví như Sấu bao tử tôi phải mất 3 năm mới tạo ra đươc công thức cho nó.
Vì cứ mỗi lần thí nghiệm phải mất ít nhất một mùa, thí nghiệm xong mà không thành công thì lại phải đợi sang năm mới thí nghiệm lại được. Có rất nhiều lần thí nghiệm không thành, nhưng qua mỗi lần hỏng thì tôi lại rút được kinh nghiệm và cuối cùng cũng có được công thức cho mỗi sản phẩm để đưa vào chế biến công nghiệp".
Thương hiệu ô mai Hồng Lam được nhiều người biết đến.
Các sản phẩm mà ông Lam nghiên cứu chủ yếu dựa vào ba tiêu chí là ngon - sạch - đẹp. Bởi theo ông: "Sản phẩm mà không ngon thì mọi người không ăn, không đẹp thì không làm quà được và nếu không sạch thì thị trường thời đại mới cũng sẽ không chấp nhận. Chính cái 'ngon sạch đẹp' đó giúp sản phẩm của chúng tôi đi vào lòng người".
Với ông Lam, sản phẩm phải đạt chất lượng cao nhất để phục vụ triết lý kinh doanh của ông là: phụng sự xã hội bằng gói giải pháp "tinh hoa quà Việt". Đây cũng chính là lá cờ để ông và công ty hướng tới. "Gọi là quà dành cho người Việt bởi đây là sản phẩm của người Việt làm ra, và dành cho người Việt. Tức là ô mai của chúng tôi sẽ được điều vị để phù hợp với hương vị và khẩu vị của người Việt", ông Lam cho biết.
Giải thích thêm về ý nghĩa đó, Ông Lam cười và nói: "Từ năm 2000 ban ngày tôi làm trong xưởng sản xuất, nhưng tối thì tôi ra Hàng Đường trông nom cửa hiệu, chính những lúc đó tôi thấy những người khách của Hồng Lam họ luôn luôn muốn chọn những gì tốt nhất của Hà Nội về làm quà cho người thân.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Cử tri đề nghị cần có giải pháp 'mạnh' để làm sạch không gian mạng
- ·Chuyển đổi mạnh mẽ cách tiếp cận và phát triển thể thao của đất nước
- ·Thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Thuốc thú y chứa Doxycyclin thuộc nhóm 30.04
- ·Nộp thuế tiền tỷ nhờ hợp tác với các ông lớn Google, Facebook
- ·Bao giờ bệnh viện hết tình trạng thiếu thuốc?
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Kiến nghị bỏ quy định bổ sung I
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2018: Thành công ngoài mong đợi
- ·Tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam
- ·Hà Nội phát động cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ 2014
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Chất vấn đúng, trúng nhiều vấn đề người dân nông thôn, vùng cao quan tâm
- ·“Mối lương duyên” và điểm sáng nhất của ngành công nghiệp đóng tàu
- ·Cục Thuế Hà Nội giảm từ 24 xuống còn 21 phòng
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Cục Thuế Khánh Hòa: Đa dạng hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế