【keo nha cai .】Ấp Điện Ảnh rất cần hệ thống dẫn nước tưới
Đập thủy lợi M26 ở huyện Bù Đốp được xây dựng năm 2009 và đưa vào sử dụng từ năm 2010, với mục đích bảo đảm nguồn nước tưới cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn 2 xã Hưng Phước và Phước Thiện. Tuy nhiên, không chỉ mùa khô năm nay mà cả những mùa khô trước, cánh đồng rộng mênh mông của hai xã đều phải bỏ hoang chờ mưa xuống. Trong khi đây là địa bàn biên giới, đất đai khô cằn và đa số người dân có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí nhiều hộ đang trong tình trạng không có đất hoặc thiếu đất sản xuất.
NHỮNG BẤT CẬP
Bà Bùi Thị Quỵnh, Trưởng ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện (Bù Đốp) cho biết: Ấp hiện có 156 hộ dân sinh sống, trong đó có 57 hộ có đất sản xuất trên cánh đồng sát chân đập với diện tích hơn 100 ha. Xây dựng đập để phục vụ sản xuất, nhưng do không có hệ thống kênh mương dẫn nước nên vào những tháng mùa khô, cánh đồng phải bỏ hoang hoàn toàn. Vì việc cấy lúa hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên chúng tôi chỉ sản xuất được 2 vụ lúa với những diện tích đất tốt, có nước còn những chỗ có gò cao chỉ trồng được một vụ. Nếu có hệ thống dẫn nước tưới, nông dân có thể thâm canh tăng vụ, trồng các loại hoa màu (bắp, đậu, rau quả...), nguồn lợi thu được sẽ tăng gấp nhiều lần. Nhưng giờ này, ngay những thửa ruộng sau bờ đập cũng phải bỏ hoang do không có nước tưới. Hằng ngày đi qua đập chính của công trình (đập nằm trên địa bàn ấp Điện Ảnh), phải chứng kiến cảnh một bên là hồ nước mênh mông, một bên là cánh đồng bỏ hoang tôi thấy tiếc vô cùng. Người dân đã kiến nghị với chính quyền địa phương và ngành chức năng nhiều lần về việc xây dựng hệ thống kênh mương sau đập, cung cấp nước phục vụ sản xuất để nâng cao đời sống người dân nhưng vẫn chưa thấy “hồi âm”.
Những cánh đồng bỏ hoang do không có nước tưới ở xã Phước Thiện
Bà Quỵnh cho biết thêm, tuy không xây dựng hệ thống kênh mương lấy nước phục vụ sản xuất, nhưng đơn vị chủ quản (Công ty Dịch vụ thủy lợi Bình Phước) lại cho tư nhân thuê mặt nước của hồ để nuôi cá với giá 10 triệu đồng/năm. Vào mùa này, do thiếu nước tưới, nhiều hộ dân sống xung quanh đưa máy bơm xuống hồ hút nước tưới cây đều bị ngăn cấm. Ngày trước, khi chưa có đập, đây là cánh đồng trù phú và có nhiều loại tôm cá sinh sống. Nếu đắp đập mà để lãng phí như hiện nay, tôi thấy xây dựng công trình vừa hao tốn tiền của Nhà nước, vừa lãng phí đất đai mà người dân thì không được hưởng lợi gì. Không những vậy, trên địa bàn còn thường xuyên xảy ra tình trạng xô xát, đánh nhau giữa người thuê mặt nước và người cần nước tưới. Thêm vào đó, do mặt tràn thấp hơn so với mặt đập khá lớn, trong khi đường lên xuống thiết kế không phù hợp đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm khi lưu thông qua đập, nhất là vào lúc trời tối.(责任编辑:La liga)
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Agribank vinh dự nhận giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2022
- ·Tỷ giá hôm nay ngày 12/8: USD trung tâm giảm phiên thứ ba liên tiếp
- ·Giá vàng hôm nay (29/9): Giá vàng thế giới tăng mạnh
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 2/5/2024: Đi ngang trên diện rộng
- ·SeABank đồng loạt khai trương đưa vào hoạt động 8 điểm giao dịch
- ·Ông Zelensky sa thải đại sứ Ukraine ở Anh
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Bắt nhóm đối tượng vận chuyển gần 2 tấn pháo
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 3/5/2024: Yen Nhật tiếp tục tăng cao trước công bố dữ liệu việc làm của Mỹ
- ·Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 Phong Điền: Phẫu thuật thành công u mí mắt kích thước lớn
- ·Khuyến mại cực lớn mừng sinh nhật 27 năm KienlongBank
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Người Việt ngày càng nhậu nhiều hơn
- ·Xử lý nợ xấu còn nhiều thách thức
- ·Tại sao cacao lại có “giá trị như vàng”?
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Nỗi lo cận kề