【kết quả anh a】Tăng trưởng tín dụng bất động sản đang lên
Tính đến ngày 15/3,ăngtrưởngtíndụngbấtđộngsảnđanglêkết quả anh a tín dụng bất động sảntăng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế(khoảng 2,04%) |
Lãi suất giảm
Trong bối cảnh chứng khoántăng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm dần và được nhận định chưa thoát “đáy” cho đến giữa năm nay cũng chính là điều khiến nhiều nhà đầu tưtính toán lại khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng đồng vốn nhàn rỗi hiệu quả hơn. Chính giám đốc điều hành, kiêm Trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital, ông Andy Ho cũng đưa ra nhận định rằng, yếu tố lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều tới định hướng đầu tư. Khi lãi suất đi xuống, nhà đầu tư rút tiền từ bất động sản, tiết kiệm vào chứng khoán.
Phó tổng giám đốc một ngân hàngthương mại cho hay, đã có sự dịch chuyển từ tiền tiết kiệm sang chứng khoán, bất động sản, nhưng tình trạng này chỉ cục bộ đối với những khách hàng muốn chuyển hướng đầu tư khi mặt bằng lãi suất giảm.
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tính đến ngày 19/3/2021, tín dụng của nền kinh tế tăng 1,47%, gấp 2,16 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, đến ngày 19/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 0,54%, tương đương mức tăng thời điểm này năm 2020 (0,51%). Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TP.HCM, 2 tháng đầu năm 2021, huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tăng 0,3%, tăng trưởng tín dụng ở mức 1,5% so với cuối năm 2020.
Phân tích ngành bất động sản của các chuyên gia chứng khoán VNDirect đưa ra mới đây cho thấy, thị trường phục hồi diện rộng sẽ giúp thúc đẩy ngành bất động sản năm 2021. Một phần nhờ chính sách lãi suất cho vay mua nhà được các ngân hàng đưa ra thấp hơn.
Cho vay bất động sản tăng
Mặt bằng lãi suất đi xuống là điều kiện để kích dòng tiền vào các kênh đầu tư khác, trong đó có bất động sản. Theo số liệu được Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú đưa ra mới đây, tính đến ngày 15/3, tín dụng bất động sản tăng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (khoảng 2,04%).
Tuy nhiên, tín dụng cho các đối tượng kinh doanh, đầu tư cơ bất động sản được kiểm soát chặt và hạn chế. Cụ thể, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Phó thống đốc Đào Minh Tú đề cập vấn đề bất động sản thời gian gần đây tương đối nóng, tại nhiều địa phương, giá bất động sản có chiều hướng tăng lên. Ông Tú cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó xuất hiện tình trạng một số đối tượng cơ hội, tung tin không chính xác dựa vào một số vấn đề hiện nay trong công tác điều hành giá cả, thuế đất… để kiếm chênh lệch, lợi nhuận từ việc đầu cơ.
Về phía ngành ngân hàng, theo ông Tú, tín dụng bất động sản là một trong lĩnh vực được quản lý chặt, bởi câu chuyện dịch chuyển dòng vốn, thị trường tiền tệ sang thị trường bất động sản hay thị trường khác đều là nội dung được quán xuyến và quan tâm trong góc độ quản lý điều hành hoạt động của NHNN. Các tổ chức tín dụng được cảnh báo khi có những dấu hiệu không đảm bảo ổn định hoặc rủi ro lĩnh vực đầu tư quá lớn.
Ông Đào Minh Tú cũng cho biết, tín dụng với bất động sản có 2 lĩnh vực.
Thứ nhất, tín dụng cho các đối tượng kinh doanh bất động sản, đầu cơ bất động sản, mà khả năng thanh khoản, hiệu quả đầu tư bất động sảntrong tương lai không cao. Những đối tượng này được NHNN kiểm soát chặt và hạn chế, có những chế tài trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, tín dụng đầu tư hỗ trợ thanh khoản các loại sản phẩm hàng hóa, tiêu dùng bất động sản, đơn cử như nhà cho người thu nhập thấp hay là phân khúc thị trường nhà giá rẻ, mang tính chất thương mại phục vụ cho tiêu dùng, nhu cầu sử dụng của người dân, phần này vẫn được giao cho các ngân hàng thương mại quan tâm, triển khai.
Trước đó, báo cáo của NHNN gửi Quốc hội trong quý IV/2020 cũng cho thấy, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung và tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng. Cụ thể, đến thời điểm báo cáo, tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 19% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trong đó, 62,43% phục vụ nhu cầu về nhà ở. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN TP.HCM cũng cho biết, đến cuối năm 2020, dư nợ bất động sản trên địa bàn đạt hơn 300.000 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng dư nợ. Con số này tăng 7,2% so với đầu năm.
Tuy nhiên, bản thân các nhà băng cũng cho rằng, NHNN đã kiểm soát vấn đề dư nợ bất động sản chặt chẽ hơn rất nhiều so với giai đoạn nhà đất tăng trưởng nóng trước đây. Cụ thể, Thông tư 22/2020/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu năm nay theo hướng tiếp tục siết lại hoạt động cho vay bất động sản khi giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Điều này khiến ngân hàng hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tích cực phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng địa phương
- ·Bị bạn thân giả danh người yêu qua mạng 12 năm để lừa tiền
- ·Trận mưa 'chưa từng có' ở Nhật Bản khiến 6 người chết, 6 người mất tích
- ·Hoàng gia lần đầu công khai chúc mừng sinh nhật Harry sau ba năm
- ·Chung tay vì môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn
- ·Các Thứ trưởng Tài chính thảo luận trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 18
- ·Tử vong sau khi bị chuột hamster cắn
- ·Có nên sợ “danh sách đen” chứng khoán?
- ·Giá vàng hôm nay 26/9: Vàng nhẫn neo ở đỉnh kỷ lục 83 triệu đồng
- ·Nhờ hộp quà trong xe ô tô, tôi phát hiện bí mật của chồng
- ·Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Uganda
- ·Hơn 687 tỷ đồng đầu tư nâng cấp Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh Đắk Lắk
- ·Cục Thuế Gia Lai: Khuyến khích DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế
- ·Mẹ chồng nàng dâu tập 343: Mẹ vợ hết lời khen con rể phi công
- ·Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Đức Hòa
- ·Nam sinh Nhật tử vong khi nhổ răng khôn
- ·Bộ Tài chính thành lập Ban chỉ đạo Đề án Tái cấu trúc DNNN
- ·Vụ chôn lấp chất thải của Formosa: Sai phạm tới đâu, xử lý tới đó
- ·Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Dầu phục hồi nhẹ
- ·Cần khung pháp lý đủ rộng để báo chí phát triển