【keonhacai keo hay】Những lưu ý khi tiêm vắc xin Covid
Trao đổi với báo chí tại buổi cung cấp thông tin y tế tổ chức sáng 13/4,ữnglưuýkhitiêmvắkeonhacai keo hay PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Bộ Y tế đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung ứng vắc xin Covid-19, đảm bảo kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ thực hiện trong quý 2 năm 2022. Đến nay, lô vắc xin đầu tiên của Chính phủ Úc tài trợ cho trẻ em đã về đến Việt Nam.
“Vắc xin đang được chuyển đến Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế để kiểm định chất lượng. Sau khi xác định đảm bảo an toàn, đồng thời công tác tổ chức, chuẩn bị của tất cả địa phương cũng hoàn thành, chúng tôi dự kiến tuần tới có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc”, PGS Hồng thông tin. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vắc xin sẽ tiêm trước cho nhóm trẻ học lớp 6, sau đó mới triển khai tới nhóm nhỏ hơn.
PGS Hồng chỉ ra một số điều cần lưu ý cho phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Theo đó, trước khi tiêm chủng, cha mẹ phải theo dõi sức khỏe của con xem bé có ăn ngủ, sinh hoạt bình thường không, có biểu hiện viêm long đường hô hấp hay vấn đề sức khỏe nào bất thường không. “Chúng ta sẽ có rất nhiều đợt tiêm chủng theo các tháng và đợt tiêm chủng bổ sung, tiêm vét nên khi trẻ thực sự khỏe mạnh thì cha mẹ mới nên đưa đi tiêm”, PGS Hồng nhấn mạnh.
Khi đưa bé tới điểm tiêm, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2. Nếu con biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 thì không cho bé đến điểm tiêm. Người lớn nếu có biểu hiện nghi nhiễm cũng không nên đưa bé đi tiêm chủng.
Khi bé đến bàn tiêm và gặp cán bộ y tế, phụ huynh cần chia sẻ kỹ lưỡng tất cả thông tin về tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, những biểu hiện bệnh mạn tính trước đó của con với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Nếu bé có bệnh lý tim mạch hoặc bệnh lý nền mạn tính sẽ được chuyển địa điểm tiêm tới các bệnh viện. Những trường hợp triệu chứng bệnh không đặc biệt thì có thể chỉ định tiêm ngay tại trạm y tế.
Trong quá trình tiêm chủng, cha mẹ cũng cần tương tác với cán bộ y tế để biết con mình được tiêm vắc xin gì và lắng nghe tư vấn theo dõi phản ứng sau tiêm. “Cha mẹ đừng vội vàng mà hãy ở lại ít nhất 30 phút sau khi bé được tiêm và báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con trước khi ra về. Sau tiêm, cần tiếp tục theo dõi tại nhà”, PGS Hồng lưu ý.
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, hai vắc xin được đồng ý tiêm cho trẻ 5-11 tuổi là Morderna và Pfizer đều có bản chất là mRNA nên phản ứng sau tiêm tương tự nhau. Hầu hết bé sẽ gặp phản ứng thông thường như đau đầu, tiêu chảy, đau tại vị trí tiêm, có thể mệt mỏi, hơi ớn lạnh và sốt. Phản ứng này xuất hiện ở liều thứ hai nhiều hơn liều thứ nhất.
Các phản ứng gặp ít hơn (dưới 10%) là biểu biện buồn nôn, sưng tấy tại chỗ tiêm. Phản ứng gặp ở dưới 1% trường hợp là nổi hạch, phát ban, ngứa, mề đay, mất ngủ. Một số cháu cũng biểu hiện ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp (tỷ lệ 1/10.000; 1/100.000 và 1/1.000.000) là phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
“Ghi nhận tại một số quốc gia đã triển khai trước Việt Nam cũng như thông báo của nhà sản xuất thì tỷ lệ phản ứng hiếm gặp như viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim ở nhóm trẻ 5-11 tuổi ít hơn nhóm từ 12-17 tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi luôn hướng dẫn cán bộ y tế khi triển khai tiêm phải có tinh thần trách nhiệm, cảnh giác với tất cả phản ứng có thể xảy ra”, PGS Hồng cho hay.
PGS cũng thông tin, những phản ứng thông thường đã nêu có thể xuất hiện từ 4-8 tiếng sau tiêm vắc xin và sẽ có xu hướng giảm dần sau ngày đầu chứ không tăng nặng. Trường hợp phản ứng thông thường trầm trọng lên thì cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, nếu bé xuất hiện những biểu hiện khác với tất cả nội dung cán bộ y tế đã tư vấn thì phụ huynh cũng hãy mạnh dạn gọi điện tới các cơ sở y tế để được tư vấn.
PGS Hồng nhấn mạnh, nếu mải vui chơi, trẻ nhỏ có thể bỏ qua việc kể lại cho cha mẹ những triệu chứng bất thường đang gặp. Bởi vậy, người chăm sóc trẻ phải tích cực hơn, chủ động hơn, hỏi thăm trẻ thường xuyên mới có thể phát hiện kịp thời biểu hiện bất thường. Trường hợp đến cơ sở y tế chậm, bé có thể gặp những rủi ro rất đáng tiếc.
Nguyễn Liên
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu 'hộ chiếu vaccine', mở lại đường bay quốc tế
- ·More regulations needed to ensure consumers' rights in non
- ·PM attends 17th East Asia Summit in Cambodia
- ·Vice President attends Women CEOs Summit 2022
- ·Cá chết trên sông La Ngà: Vì sao nguồn nước nhiễm độc vượt ngưỡng nhiều lần?
- ·15th NA’s fourth session hailed a success
- ·Party chief sends thank
- ·PM visits socio
- ·‘Ánh sáng hy vọng’ trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu
- ·Việt Nam treasures Strategic Partnership with Germany: Party chief
- ·Standard Chartered: Việt Nam cần 111,1 tỷ USD cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030
- ·Việt Nam hopes for further support from ILO: ambassador
- ·Information transparency a foundation for trust building
- ·PM and Cambodian Deputy PM discuss bilateral ties
- ·PTT Vũ Đức Đam chia sẻ 'hành trang' để theo đuổi đam mê khoa học
- ·Party Secretariat issues warnings for party delegation to education ministry
- ·Prime Minister Chính meets Cambodian Senate President
- ·PM hands over appointment decisions to health, transport ministers
- ·Bộ GTVT nói gì về việc sử dụng xe 3, 4 bánh chạy năng lượng điện
- ·PM Ardern’s visit will begin a new phase of practical development: Party chief