【thi đấu bóng đá la liga】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Vì sao người nông dân chưa giàu?
>> Thủ tướng đối thoại với 500 nông dân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt vấn đề như vậy tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì,ủtướngNguyễnXuânPhúcVìsaongườinôngdânchưagiàthi đấu bóng đá la liga phối hợp Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 9/4/2018.
Trăn trở vốn vay
Tại hội nghị, vấn đề nổi cộm mà các nông dân nêu ra là sản xuất nông nghiệp ở nước ta vô cùng khó khăn, trong đó hầu hết nông dân đều gặp khó khăn về vốn. Để duy trì sản xuất, họ phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, thậm chí phải vay tín dụng đen với lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng. Vì thế, họ băn khoăn liệu Chính phủ có chính sách gì hỗ trợ giảm lãi suất cho vay nông nghiệp?
Đồng thời, các đại biểu đặt ra vấn đề: Năm ngoái, Thủ tướng kêu gọi các ngân hàng dành một gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao (CNC) nhưng đến nay mới giải ngân được hơn 30.000 tỷ đồng. Nông dân cho rằng, với mặt bằng lãi suất như hiện nay, nông dân khó mà có lãi được.
Được sự chỉ định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trả lời vấn đề này, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hiện tổng dư nợ cho vay tam nông đã đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ nền kinh tế; riêng tốc độ tăng trưởng vốn cho vay lĩnh vực tam nông đạt khoảng 20% (tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế khoảng 7%). Điều đó cho thấy sự quan tâm sát sao của Đảng, Chính phủ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Điển hình như cho vay nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch, dư nợ đã đạt 36.000 tỷ đồng, cho vay gần 6.400 khách hàng, trong đó chủ yếu cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng CNC với dư nợ đạt gần 31.286 tỷ đồng.
"Người dân không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, lý do là thông tin không minh bạch rõ ràng nên các ngân hàng không thể cho vay, bởi rất nhiều người vay vốn nhưng không sử dụng hiệu quả đồng vốn, hoặc sử dụng sai mục đích. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khiến các ngân hàng siết chặt quy định cho vay", ông Tú nêu rõ.
Theo ông Tú, Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát, cắt giảm các thủ tục về điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó có lĩnh vực tín dụng để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng.
"Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP theo hướng bổ sung một số quy định mới như: Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm để phù hợp với đặc điểm, chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi và nhu cầu vốn ngày càng tăng; ưu đãi cho vay nông nghiệp CNC. Đặc biệt, sẽ nâng mức cho vay tối đa cá nhân, hộ nông nghiệp từ 50 triệu đồng hiện tại lên gấp đôi là 100 triệu đồng...", ông Tú nhấn mạnh.
Thông tin thêm về vốn cho vay CNC, ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng cho biết: "Về cho vay phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC, chúng tôi cũng đã triển khai trước gói cho vay 100.000 tỷ đồng của Chính phủ, tuy nhiên việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng hiện không thiếu vốn, còn dư nợ vốn để cho vay. Tuy nhiên đầu tư vào nông nghiệp CNC đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi đó đầu ra chưa đảm bảo. Đây là rào cản khiến cho việc cho vay bị vướng mắc", ông Vượng nói.
Để tháo gỡ khó khăn, ông Vượng khẳng định, ngân hàng cũng sẽ cố gắng linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu cho vay vốn. “Chúng tôi là kênh chủ lực để cho vay vốn lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhưng hiện cũng đang phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng khác. Các cán bộ tín dụng ngân hàng cũng được giao chỉ tiêu chặt chẽ và gắt gao. Với những nông dân cho rằng không tiếp cận được nguồn vốn, theo tôi cũng chỉ là một vài cá biệt…”, ông Vượng nhấn mạnh.
Sẽ bổ sung nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
Không chỉ khó khăn trong vấn đề vay vốn ứng dụng CNC trong nông nghiệp, những thắc mắc về nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (Quỹ) cũng được đại biểu nông dân đặt ra.
Theo nông dân Lương Minh Đồng ở xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam: “Hiện nay, chúng tôi vay vốn Quỹ của Hội Nông dân Việt Nam thấy thuận tiện, không cần sổ đỏ hay thế chấp, nhưng cả xã mới có khoảng 20 hộ được vay và mỗi hộ vay được từ 30 đến 50 triệu đồng. Khi tôi hỏi thì cán bộ xã nói nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được rất ít, nên chưa cho nhiều hộ vay. Chúng tôi được biết Chính phủ đã ban hành Quyết định 673/QĐ-TTg về việc hàng năm trích ngân sách cấp bổ sung cho quỹ, nhưng nguồn vốn này đến nay, theo báo cáo của Hội Nông dân Việt Nam, cả nước mới chỉ có chưa được 2 nghìn tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo tăng thêm nguồn vốn này để nhiều hộ nông dân được vay không?”, ông Đồng đặt câu hỏi.
Trả lời cho câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết: “Trong năm 2017, Bộ Tài chính đã cấp 600 tỷ đồng cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Năm 2018, Hội Nông dân Việt Nam cũng có đề nghị bổ sung chi phí cho hoạt động của hội. Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến, và xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị các địa phương quan tâm hỗ trợ chính sách từ địa phương để triển khai thực hiện Quỹ. Đồng thời, Hội Nông dân Việt Nam triển khai các dự án cũng phân cấp cho các đơn vị ngành dọc để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn”, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải khuyến nghị.
Bên cạnh khó khăn về vốn vay, vấn đề thị trường tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm nông sản cũng luôn là nỗi lo lớn được các đại biểu đặt ra và mong muốn Chính phủ hỗ trợ về thông tin thị trường.
Trực tiếp trả lời vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thị trường là vấn đề hàng đầu của ngành Nông nghiệp hiện nay và chúng ta phải nỗ lực tìm thị trường hơn nữa.
"Nhiều loại nông sản củ quả của Việt Nam đã tham gia các thị trường lớn, việc tìm thị trường Nhà nước phải làm, nhưng doanh nghiệp, người sản xuất cũng có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này, đó là khâu sản xuất phải theo tín hiệu của thị trường; phân phối phải đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Tôi quán triệt tinh thần này đến hộ nông dân, đến hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp", Thủ tướng yêu cầu./.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, từ đó ban hành, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này. Cụ thể: Áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có cho vay nông nghiệp nông thôn (hiện nay là 7%/năm, thấp hơn từ 1% - 2% so với mặt bằng lãi suất chung); ban hành nghị định riêng về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời ban hành nhiều chính sách đặc thù đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực mà Việt Nam có lợi thế hoặc có kim ngạch xuất khẩu lớn, như các chính sách về tạm trữ lúa gạo, tái canh cà phê; cho vay khai thác hải sản xa bờ... |
Khánh Linh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động TMĐT tại Việt Nam phải đăng ký sàn giao dịch
- ·“Hoa giáo dục”
- ·Không chủ quan với bệnh đường hô hấp lúc giao mùa
- ·Chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tốt sức khỏe người dân
- ·Chủ động ứng phó với tình trạng động đất tại KonTum, bảo vệ an toàn cho người dân
- ·Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, làm đẹp và điều trị bệnh về da
- ·Tiên phong trong sản xuất thực phẩm an toàn
- ·Quyết tâm đổi mới, sáng tạo, thi đua “Dạy tốt – Học tốt”
- ·4 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 2,53 tỷ USD
- ·Mỹ phê duyệt vắc
- ·Việt Nam là quốc gia duy nhất được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm đồng loạt nâng triển vọng lên Tí
- ·Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo nghề theo địa chỉ
- ·Nước rút về đích chiến dịch truyền thông dân số
- ·Công tác dân số được tạo động lực từ Nghị quyết số 07
- ·Bộ Y tế ban hành quy định mới về dỡ bỏ cách ly cho F0 điều trị tại nhà
- ·Trường Chính trị: Nhiều mô hình đột phá
- ·Trường Đại học Võ Trường Toản dành hơn 3 tỉ đồng tặng học bổng sinh viên
- ·Khoa Da liễu
- ·Tổng cục Dự trữ nhà nước khẩn trương xuất cấp trang thiết bị dự trữ hỗ trợ miền Trung ứng phó với bã
- ·Declaration for peaceful and prosperous ASEAN adopted at ADMM+