【ltd bd italia】Trình dự án Luật về đầu tư, sử dụng vốn Nhà nước tại DN
Đề xuất đổi tên Luật
Theo tờ trình, Chính phủ đề nghị QH điều chỉnh tên gọi của dự án Luật là “Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp”. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật là: “Luật này quy định việc đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và giám sát hoạt động đầu tư, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp”.
Với tên gọi mới, dự án Luật sẽ bảo đảm tập trung điều chỉnh việc đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (bao gồm cả việc doanh nghiệp sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp), quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác, cơ cấu lại vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và giám sát các hoạt động này.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của QH, có một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ bởi với tên gọi được sửa đổi, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật sẽ rộng hơn, không phân biệt mục tiêu đầu tư, việc đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp không chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận mà còn thực hiện các mục tiêu phi lợi nhuận.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đề nghị giữ tên như đã nêu tại Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12-6-2012 của QH.
Theo nhận định của Ủy ban Kinh tế, việc đầu tư và quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, do đó cần được quy định nhất quán từ khâu đầu tư đến quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó Ủy ban Kinh tế đề nghị giữ tên gọi như cũ và cần có khái niệm bao quát đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh.
Liên quan đến vấn đề quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (mục 1 Chương III), cũng có nhóm ý kiến nhất trí với quy định tại dự thảo Luật. Theo đó Chính phủ quy định chi tiết việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhóm ý kiến thứ hai đề nghị làm rõ nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (khoản 1 Điều 34) như nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); quy định cụ thể về tỷ lệ phần thu từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, phần để lại đầu tư phát triển doanh nghiệp và phần trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động tại doanh nghiệp và quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp.
Nhóm ý kiến thứ ba đề nghị xem xét lại thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trong việc huy động vốn (khoản 3 Điều 22); quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp (khoản 1 Điều 23) và quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (khoản 3 Điều 27) đối với các dự án có giá trị không vượt quá 50% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vì cho rằng giá trị tuyệt đối 50% vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp là khác nhau và thực tế có nhiều doanh nghiệp quy mô số tuyệt đối rất lớn, như vậy Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty sẽ quyết định phần lớn các dự án mà không phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp phê duyệt.
Về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định tỷ lệ cụ thể về phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phải thống nhất với các quy định pháp luật về quản lý ngân sách Nhà nước; quy định tỷ lệ phù hợp đối với thẩm quyền trong việc huy động vốn; quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp và quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
Chưa rõ giữa chức năng chủ sở hữu và quản lý
Về quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác được quy định tại Chương IV, từ Điều 45 đến Điều 51, dự thảo Luật quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật.
Dự thảo cũng quy định về đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 47). Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp trên cơ sở hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; chịu trách nhiệm vật chất thuộc trách nhiệm dân sự về những hành vi sai phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp (Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 48)...
Về những vấn đề của chương này, theo Ủy ban Kinh tế có ba nhóm ý kiến. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng quy định của dự thảo Luật chưa phân biệt chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý Nhà nước.
Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị thành lập một cơ quan ngang bộ hoặc trực thuộc Chính phủ hoạt động theo Luật này để thống nhất thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước quản lý toàn bộ vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 và năm 2003 đã có sự phân định về chức năng chủ sở hữu Nhà nước. Theo đó, chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu Nhà nước được phân định từ Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Do đó, nhóm ý kiến thứ ba cho rằng mặc dù mô hình phân tán như hiện nay còn nhiều hạn chế nhưng nếu áp dụng ngay mô hình tập trung hoàn toàn thì khó khả thi. Nhóm ý kiến này đề nghị trong giai đoạn trước mắt nên lựa chọn mô hình hỗn hợp, điều phối chức năng chủ sở hữu tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước, theo đó sẽ áp dụng mô hình tập trung đối với doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn, đối với các doanh nghiệp Nhà nước còn lại thì áp dụng mô hình phân tán. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp gắn với các quy định về trách nhiệm pháp lý và chế tài xử lý, làm rõ trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền, tập thể và cá nhân trong trường hợp quyết định đầu tư sai và quy định trách nhiệm giải trình khi quyết định đầu tư.
Về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá tổng kết hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý hiện tại, cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế cho việc hình thành mô hình quản lý mới để quy định trong Luật, trong đó đặc biệt làm rõ mối quan hệ và trách nhiệm trong hệ thống cơ quan đại diện chủ sở hữu để từ đó có những đề xuất phù hợp, sát thực tiễn và góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sẽ được QH thảo luận tổ vào ngày 28-5 và tại hội trường vào ngày 5-6.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khám bệnh, sửa nhà… tri ân người có công
- ·Kiev hé lộ ảnh căn cứ Nga bị tấn công, Canada gửi Ukraine lô thiết giáp mới
- ·Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 18/9
- ·Công ty Phân bón Bình Điền bị phạt 40 triệu đồng
- ·Bầu ông Lê Hoàng Thanh làm Ủy viên UBND tỉnh Long An nhiệm kỳ 2021
- ·Ngân hàng Đông Á được chào bán hơn 100 triệu cổ phiếu ra công chúng
- ·Tỷ giá USD hôm nay 16/9/2024: Đồng USD dậm chân quanh mốc 101
- ·Video quân đội Ukraine bắn cháy xe tăng T
- ·“Sống không thật lòng” không phải nguyên nhân chấm dứt HĐ lao động
- ·Tăng cường kiểm soát, chống buôn lậu vàng
- ·Trao thêm 40 triệu đồng cho 2 hoàn cảnh ở Hà Tĩnh
- ·Sức bật và vị thế Việt Nam
- ·Nga tuyên bố sẽ không ngừng bắn với Ukraine ngay cả khi bắt đầu hòa đàm
- ·Quảng Ninh: Phát hiện tàu gỗ vận chuyển hơn 29.000 quả trứng nhập lậu
- ·Long An: Tổng dư nợ từ hoạt động tín dụng đạt 143.494 tỉ đồng
- ·Một doanh nghiệp xăng dầu bị phạt gần 100 triệu đồng
- ·Lý do phi đội trực thăng 5 tỷ USD của Mỹ chưa thể chở tổng thống
- ·Tiêm kích F
- ·Người cha tâm thần nuôi con bị bệnh bại não
- ·Thủ tướng Luxembourg tham quan vịnh Hạ Long, lái thử ô tô của Việt Nam