【roma vs milan】Bán xăng dầu bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử giúp minh bạch, chống thất thu thuế
Nhập lậu xăng dầu làm méo mó thị trường: Bắt buộc phải xuất hoá đơn cho mỗi lần xăng dầu bán ra
Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị bổ sung quy định về lộ trình triển khai hoá đơn điện tử trong dự thảo sửa đổi Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu.
Theánxăngdầubắtbuộcphảixuấthóađơnđiệntửgiúpminhbạchchốngthấtthuthuếroma vs milano tờ trình, cửa hàng xăng dầu phải có thiết bị ghi, in kết quả đo xăng dầu bảo đảm kết quả đo xăng dầu được kết nối, chuyển vào hệ thống hóa đơn điện tử theo pháp luật về hóa đơn, chứng từ.
Theo Bộ Công Thương, với hơn 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trải dài khắp cả nước việc áp dụng quy định này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, sau khi trao đổi với các doanh nghiệp, Bộ Công Thương cho biết họ đều ủng hộ chủ trương và đề nghị cần có thời gian và nguồn lực để thực hiện.
Lộ trình đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại vùng đồng bằng, đô thị là sau 1 năm kể từ ngày nghị định sửa đổi có hiệu lực. Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các vùng miền núi thời gian thực hiện sau 2 năm.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, hiện nay, 100% cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã có kết nối với cơ quan thuế. Bộ Tài chính kết nối dữ liệu thuế với cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an quản lý, lấy dữ liệu dân cư để làm định danh (mã số thuế).
Lãnh đạo Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cũng cho rằng phải xem việc đấu nối dữ liệu từ cây xăng đến cơ quan thuế và xuất hoá đơn sau mỗi lần bán hàng là điều kiện cần thiết về kinh doanh xăng dầu, bởi đây là mục tiêu là chống thất thu thuế lâu dài.
Lượng xăng dầu nhập lậu giúp doanh nghiệp thu lợi khoảng 30-40% so với giá bán của các doanh nghiệp chính thống. Điều này làm méo mó thị trường, tạo cạnh tranh không lành mạnh", lãnh đạo Hiệp hội xăng dầu nói và cho rằng để quản lý được góc khuất này, bắt buộc phải xuất hoá đơn cho mỗi lần xăng dầu bán ra.
Quyết liệt thúc đẩy các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử. Ảnh minh họa
Liên quan tới vấn đề hóa đơn, Tổng cục Thuế vừa giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng lãnh đạo cục thuế quyết liệt thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng. Đây là một phần trong việc dẹp góc khuất xăng dầu.
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các cục thuế khẩn trương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, thúc đẩy việc triển khai phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu.
Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền đến người nộp thuế, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quy định pháp luật về hoá đơn, chứng từ và lợi ích của việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Quyết liệt thúc đẩy các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn triển khai ngay các giải pháp thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định.
Các cục thuế phải tổ chức trao đổi, làm việc với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, doanh nghiệp cung cấp giải pháp để chia sẻ kinh nghiệm đã triển khai thành công việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng và thảo luận giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn, chứng từ.
"Giám sát chặt chẽ việc phát hành hóa đơn, sử dụng hóa đơn nói chung và hóa đơn đối với xuất bán xăng dầu nói riêng, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi phát hành, sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định", Tổng cục Thuế yêu cầu.
Đáng chú ý, Tổng cục Thuế chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai chi tiết và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng lãnh đạo cục thuế, lãnh đạo phòng, chi cục thuế và từng cán bộ quản lý quyết liệt thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu thực hiện hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định; Gắn trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu tại từng cửa hàng xăng dầu với việc bình xét thi đua.
Thúc đẩy ứng dụng hóa đơn điện tử tạo thuận lợi phát triển kinh tế số
Kinh tế số Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ vào chính sách đúng đắn của Chính phủ, khi định hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Trong đó, hóa đơn điện tử được coi là một trong những giải pháp tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số.
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), hóa đơn điện tử góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, doanh nghiệp. Mặt khác, hóa đơn điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu trọng yếu quốc gia, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế số, xã hội số.
Hiện nay, hóa đơn điện tử đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Singapore hiện đang triển khai InvoiceNow - một nền tảng hóa đơn điện tử toàn quốc, cho phép các công ty thuộc mọi quy mô xử lý hóa đơn điện tử một cách hiệu quả. InviceNow hoạt động dựa trên khung tiêu chuẩn Peppol, cho phép các doanh nghiệp tạo, chuyển hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng và an toàn.
Tương tự Singapore, Nhật Bản hiện cũng đang đẩy mạnh ứng dụng hóa đơn điện tử dựa trên tiêu chuẩn Peppol. Trong đó, khu vực công sẽ chịu trách nhiệm xây dựng quy chuẩn hóa đơn điện tử chuẩn hóa địa phương. Trong khi một nhóm công tác giữa khu vực công và tư được thành lập để đẩy mạnh triển khai tiêu chuẩn Peppol rộng rãi trên toàn quốc.
Ông Hiroyuki Kato - Giám đốc Cơ quan kỹ thuật số và Ban thư ký nội các Nhật Bản, khuyến nghị về việc hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và tư trong lĩnh vực hóa đơn điện tử. Ông cho rằng, Việt Nam cũng nên nghiên cứu và triển khai tiêu chuẩn hóa đơn điện tử (như Peppol) tạo cơ sở ứng dụng hóa đơn điện tử hiệu quả hơn.
Cũng theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, để việc ứng dụng hóa đơn điện tử đi vào cuộc sống, dưới góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp kiến nghị cần có thêm nhiều chương trình tập huấn giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tiếp cận và thực thi tốt hơn các quy định về hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp là nhà cung cấp dịch vụ cũng mong muốn được tiếp cận, trao đổi nhiều hơn giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nhằm tháo gỡ khó khăn và cải tiến chất lượng nền tảng, cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng hóa đơn điện tử.
An Dương(T/h)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·4 cách đơn giản giúp bạn dễ dàng ‘tiền đẻ ra tiền’ trong năm 2019
- ·Công an tỉnh đoạt giải nhất toàn đoàn tại Liên hoan “Đưa thông tin về cơ sở”
- ·Cập nhật nhanh thông tin nộp thuế của doanh nghiệp
- ·Khó thu hồi nợ thuế do "vấp" văn bản
- ·EVFTA ‘đánh’ đúng vào điểm yếu của dệt may Việt Nam
- ·Trang phục không đơn thuần để mặc
- ·Ga đời không tính chuyến
- ·“Âm vọng sông Hương”: Chuyện kể về vòng đời của người dân sông nước
- ·Xổ số Vietlott: Tìm ra địa chỉ phát hành tờ vé số trúng Jackpot Mega 6/45 gần 21 tỷ đồng
- ·Ca Huế không chỉ có người già
- ·Đón năm mới hoành tráng và độc đáo chỉ có tại resort 5 sao của Tập đoàn FLC
- ·Sôi động lễ hội Aoi ở thành phố Kyoto
- ·Thành lập Hội đồng tư vấn về phân loại hàng hóa XNK
- ·Phái sinh: Kiểm mốc hỗ trợ 1.020 điểm trước khi hồi phục trở lại
- ·Xổ số Vietlott: Chủ nhân của giải Jackpot gần 111 tỷ đồng ngày hôm qua đã xuất hiện?
- ·Giải cờ vua Oslo Esports Cup: Lê Quang Liêm thắng nhà vô địch World
- ·Tiếng vọng từ lịch sử
- ·Triển lãm 52 tác phẩm mới của họa sĩ trẻ
- ·Thám hiểm đại dương tại đảo 'thiên đường' Okinawa – Nhật Bản
- ·Nhu cầu cắt lỗ lại lên cao, thị trường điều chỉnh nhẹ