【kết quả bóng đá hạng nhất đức】Nghịch lý trên thị trường ví điện tử
Nghịch lý trên thị trường ví điện tử
Có một nghịch lý tại thị trường ví điện tử Việt Nam là các doanh nghiệp có doanh thu dẫn đầu đều đang lỗ,ịchlýtrênthịtrườngvíđiệntửkết quả bóng đá hạng nhất đức trong khi các ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn thì lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn.
Bùng nổ thị trường ví điện tử
Thị trường ví điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ. Trong vòng 4 năm từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022, số lượng người sử dụng ví điện tử đã tăng từ 12,3 triệu lên 41,3 triệu người, tăng lên 235%, theo dữ liệu của Vietdata.
Dự kiến đến năm 2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu người dùng vào năm 2026 và 150 triệu người dùng vào năm 2030.
Thị trường ví điện tử Việt Nam đang bùng nổ với 90% thị phần thuộc về 3 ví Momo, Moca và ZaloPay. Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực ví điện tử với 40 ví đang hoạt động.
Ngoài ba ví đã đề cập bên trên, thị trường e-wallet Việt Nam còn có ba đối thủ cạnh tranh lớn khác: ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT Pay. Sáu công ty này cùng nhau chiếm tổng cộng 99% thị trường, tạo nên một sân chơi hoàn toàn độc quyền. Theo nghiên cứu của Decision Lab, cuối năm 2021, 56% dân số Việt Nam sử dụng Momo, 17% - ShopeePay, 14% - ZaloPay, 8% - ViettelPay, 2% - Moca và 1% - VNPT Pay.
Xét về độ thông dụng, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam là MoMo, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay, VNPay và Moca, theo báo cáo "Người tiêu dùng số - The Connected Consumer" công bố bởi Decision Lab trong quý 1/2023.
Theo Vietdata, VNPay là đơn vị dẫn đầu về doanh thu. Năm 2020, doanh thu của VNPay đạt hơn 17.600 tỷ đồng. Con số này tăng 25,9% vào năm 2021 và tăng thêm 34,8% vào năm 2022, đạt gần 30.000 tỷ đồng.
Theo sau là MoMo, với doanh thu tăng liên tục trong giai đoạn 2020 - 2022. Cụ thể, năm 2020, doanh thu của MoMo đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Con số này tăng 19,5% vào năm 2021, sau đó tăng thêm 15,9% vào năm 2022, đạt hơn 8.500 tỷ đồng.
ShopeePay có doanh thu đạt hơn 4.500 tỷ đồng năm 2020. Con số này tăng 19,2% vào năm 2021 và tăng thêm 32,8% vào năm 2022, đạt gần 7.200 tỷ đồng.
Nghịch lý về doanh thu
Nếu nhìn vào yếu tố lợi nhuận, các ví điện tử có doanh thu dẫn đầu tại Việt Nam hầu hết đều đang lỗ, hoặc lợi nhuận rất mỏng, theo Vietdata.
Với VNPay, lợi nhuận sau thuế ví điện tử này đạt hơn 170 tỷ đồng năm 2020. Đến năm 2021, lợi nhuận VNPay tăng 86,5% và sau đó giảm về hơn 20 tỷ đồng vào năm 2022.
Trong khi đó, năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế MoMo ghi nhận âm khoảng 880 tỷ đồng. Con số này tăng 30% vào năm 2022, âm gần 1.150 tỷ đồng.Tương tự, lợi nhuận sau thuế của ZaloPay ghi nhận âm gần 680 tỷ đồng. Mức lỗ này tăng 82,5% vào năm 2021 và tăng thêm 6,5% vào năm 2022, âm hơn 1.300 tỷ đồng.
Còn ShopeePay trong năm 2020 ghi nhận lợi nhuận âm hơn 100 tỷ đồng. Con số này tăng lên âm hơn 380 tỷ đồng vào năm 2021, sau đó giảm 45,2% vào năm 2022, và đạt lợi nhuận âm hơn 200 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, những ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn như Payoo, NextPay hay Vimo lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn.
Điển hình là Payoo, lợi nhuận sau thuế của ví điện tử này có xu hướng tăng trong 3 năm liên tiếp. Với lợi nhuận đạt hơn 160 tỷ đồng năm 2020, sau đó tăng lên hơn 220 tỷ đồng năm 2021 và chạm mốc 226 tỷ đồng năm 2022.
NextPay của tập đoàn NextTech ghi nhận lợi nhuận năm 2020 đạt gần 66 tỷ đồng. Con số này đã tăng lên hơn 90 tỷ đồng vào năm 2021, và tăng mạnh 150% vào năm 2022, đạt hơn 165 tỷ đồng.
Đáng kể nhất là ví điện tử Vimo của Mobifone, ghi nhận mức lợi nhuận hơn 36 tỷ đồng vào năm 2020. Con số này giảm nhẹ 12,9% vào năm 2021, sau đó bất ngờ tăng mạnh và đạt hơn 150 tỷ đồng vào năm 2022.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Để tiếp tục duy trì thị phần các ví điện tử đang tìm cách phát triển hệ sinh thái thông qua hợp tác với các ứng dụng khác để tăng sức cạnh tranh. Chẳng hạn, MoMo đã sớm hợp tác với các ứng dụng như Baemin, Be hay Ahamove và gần đây là Gojek để thanh toán cho các dịch vụ trên nền tảng này. ZaloPay cũng hợp tác với các sàn thương mại điện tử Sendo, Tiki, Lazada, hay TikTok… Và xu hướng hợp tác thậm chí có thể là mua bán sáp nhập (M&A) sẽ diễn ra khiến thị trường ví điện tử thay đổi cục diện trong thời gian tới.
- ·Mắc bệnh lạ, bé trai 2 tuổi rưỡi chỉ nặng vỏn vẹn 6kg
- ·UNDP sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- ·Phó Thủ tướng: Phải có chính sách đột phá để người nông dân giữ được và sống được nhờ đất lúa
- ·Tránh chuyện đầu cơ trong đấu giá biển số xe đẹp
- ·Trái bòn bon và những điều thú vị
- ·Chủ tịch Hà Nội ‘xử’ dự án treo và kỳ vọng xóa cảnh bốc thăm suất học
- ·Khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- ·Thủ tướng lập Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão Noru (bão số 4) tại Đà Nẵng
- ·CHIỀU NGÀN NƯA
- ·Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ
- ·Đau đớn nhìn chồng bệnh, con bệnh không tiền chạy chữa
- ·Người cao tuổi là nguồn lực vô giá, rường cột của gia đình và xã hội
- ·Thủ tướng dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của WEF và làm việc tại Trung Quốc
- ·Hàng loạt cán bộ 4 xã nông thôn mới tại Quảng Nam bị kỷ luật
- ·VỀ THÔI ANH
- ·Huyện Châu Thành: Tội phạm tăng
- ·Tổng Bí thư: Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu là đầu tàu phát triển của cả nước
- ·Thi hành kỷ luật Phó Chủ tịch TP.HCM Võ Văn Hoan
- ·Đoán tính cách cực chuẩn qua tên bạn
- ·Nâng chất cho hạt muối