【kêt qua bong da net】Khi trường huyện lên phố: Cần chiến lược dài hơi để không chênh lệch
Nhiều sân chơi dành cho trẻ mầm non (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát)
Mong có sự đổi thay...
Tâm trạng chung của giáo viên,ườnghuyệnlênphốCầnchiếnlượcdàihơiđểkhôngchênhlệkêt qua bong da net học sinh và cả phụ huynh đều tỏ ra phấn chấn. Thầy giáo Hồ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Thượng trải lòng, trường đã đạt chuẩn quốc gia, cơ sở khá khang trang nên rất phấn khởi, tự tin khi nhập vào TP. Huế. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên hơn 40 người, đa số ở Huế, hiện tại rất tiện lợi trong việc tập huấn, họp hành. Đặc biệt, khi sáp nhập vào thành phố mức lương của bảo vệ được nâng lên từ 3 triệu đồng/tháng lên 4 triệu đồng/tháng theo quy định nên nhân viên ổn định hơn.
Nhiều cô giáo trẻ thổ lộ, giáo viên dù ở huyện hay thành phố chỉ cần được dạy học đã là niềm vui. Tuy nhiên, khi trường lên phố, tâm thế của người thầy cũng thay đổi, nghĩa là phải tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ để trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết đáp ứng các yêu cầu của thành phố du lịch, thành phố Festival.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, có rất nhiều việc phải lo, năng lực của người thầy cũng như trang thiết bị để phục vụ công tác dạy và học. Thầy giáo Lê Văn Duy, Hiệu trưởng Trường THCS Thuận An cho hay, trường gặp khó khăn về cơ sở vật chất khi dãy phòng học được xây dựng từ năm 1991 xuống cấp và đã đóng cửa. Do vậy, hiện trường tạm đủ phòng học nhưng thiếu phòng chức năng, phòng thực hành trên lớp. Mong muốn của thầy Duy là được tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất sau khi sáp nhập. Còn thầy Vĩnh Cương, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh cho rằng, đội ngũ giáo viên đã được bố trí đủ, cơ sở vật chất được đảm bảo. Nhà trường chuẩn bị xây dựng trường chuẩn quốc gia nên việc sáp nhập cũng là động lực để trường tiếp tục phấn đấu.
Còn nhiều việc phải làm
Kể từ ngày 1/7/2021, cùng với 13 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn từng trực thuộc huyện Phú Vang và hai thị xã Hương Trà, Hương Thủy, 56 đơn vị trường học thuộc 3 cấp học (trong đó, mầm non 20, tiểu học 22, THCS 14) đã thực hiện sáp nhập vào TP. Huế.
Theo khảo sát của Phòng GD&ĐT TP. Huế, trước mắt, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất ở các trường này cơ bản đảm bảo số lượng dạy và học. Tuy nhiên, một số trường có các hạng mục trường học xuống cấp. Phòng học, phòng chức năng, bộ môn, thiết bị dạy học, đặc biệt, các điều kiện để thực hiện các chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn còn hạn chế. Sau khi sáp nhập, địa bàn rộng, trải dài nên việc quản lý khó khăn hơn. Ngoài ra, Phòng GD &ĐT TP. Huế đang quản lý 162 đơn vị, khối lượng công việc tăng lên rất nhiều, trong lúc biên chế của phòng chỉ có 14 người nên nhiều việc vẫn chưa giải quyết kịp thời.
Mặc dù có nhiều lợi thế khi ở trung tâm thành phố với chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn giữ vững, song, không phải không có những khó khăn. Trước khi sáp nhập, cơ sở vật chất ở một số trường trong thành phố vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, hệ thống phòng học chức năng, sân chơi, bãi tập còn thiếu, tỷ lệ học sinh học hai buổi/ngày và trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Chất lượng đại trà đối với học sinh THCS có nâng cao nhưng chưa ngang tầm; tỷ lệ học sinh yếu kém có giảm nhưng vẫn còn cao (1,16%). Dự báo, sau khi tiếp nhận các trường học sáp nhập, tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày chắc chắn sẽ giảm xuống và làm thế nào để đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà là vấn đề cần phải tính đến.
Bức tranh giáo dục của TP. Huế trong những năm đến sẽ phong phú, đa sắc màu hơn nhưng nhìn tổng thể cần có một chiến lược dài hơi để không dẫn đến sự chênh lệch, mất cân đối giữa các trường. Ngoài phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông thì đổi mới, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử văn hóa Huế cho học sinh trên địa bàn TP. Huế cũng là nhiệm vụ trọng tâm.
Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Trưởng phòng GD&ĐT TP. Huế, thế mạnh của giáo dục Huế là ứng dụng công nghệ thông tin cũng như tăng cường khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên, để tất cả các trường sử dụng ngoại ngữ cũng như nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao không phải ngày một ngày hai. Cũng theo ông Tiến, nguồn kinh phí đầu tư cho các trường mới được sáp nhập cũng đã được tính đến.
Dù ở trường huyện hay lên phố vẫn không có sự xáo trộn ở các trường. Tâm thế người thầy vẫn sẵn sàng thích ứng để nắm bắt những yêu cầu dạy và học trong chương trình đổi mới như hiện nay.
Bài, ảnh: Huế Thu
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Muôn vàn lựa chọn ‘tổ ấm trong mơ’ tại The Sola Park
- ·Quảng Trị sắp đấu giá hơn 200 lô đất, khởi điểm từ 182 triệu đồng
- ·Sau 'tối hậu thư', Thanh Hóa yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ trên ‘đất vàng'
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·‘Kiềng 3 chân’ tạo nên giá trị của Wyndham Grand Lagoona Bình Châu
- ·Khách sạn 50 tỷ đang xây dở thì bất ngờ bị một hộ dân yêu cầu trả đất
- ·Lumi Elite
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Vinaconex tiếp tục bơm vốn, không rút khỏi 'siêu dự án' Cát Bà Amatina
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Sun Symphony Residence
- ·6 tuýp người đổ tiền vào bất động sản dễ thua lỗ mất trắng
- ·Sức hấp dẫn đặc biệt của Vinhomes Royal Island
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Trầy trật rao bán căn hộ cơn sốt chung cư hạ nhiệt hết thời ngáo giá
- ·Hà Nội lọt top 10 thành phố có giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ đắt đỏ nhất châu Á
- ·Mua nhà thành phố trước tuổi 30 không còn làm khó người trẻ
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Vì sao chưa tháo dỡ công trình vi phạm xây dựng tại sân golf Đồi Cù?