【đu doan bong da】Người dân “nhức mắt” khi nhìn vào khu đất xây dựng Nhà thi đấu Phan Đình Phùng
Ngày 7/12,ườidânnhứcmắtkhinhìnvàokhuđấtxâydựngNhàthiđấuPhanĐìnhPhùđu doan bong da tiếp tục ngày làm việc thứ hai của kỳ họp lần thứ 13 của HĐND TP.HCM khóa X, các đại biểu đã chất vấn Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi về các vấn đề kinh tế- văn hóa - xã hội…
Tại đây, đại biểu Phạm Đăng Khoa nêu thực tế Trung tâm Thể dục - Thể thao Phan Đình Phùng (gọi tắt là nhà thi đấu Phan Đình Phùng, quận 3) cả chục năm qua đang bỏ trống, và đặt câu hỏi dự áncó thực hiện theo hình thức đối tác công tư hay không, vì sao lại lãng phí như vậy?
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết người dân thành phố đi qua nhìn cũng nhức mắt, và chính bản thân ông cũng khó chịu.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trả lời chất vấn. Ảnh: Thành Nhân |
Theo ông Mãi, qua rà soát, dự án có thể áp dụng điều khoản dự án BT (xây dựng - chuyển giao) chuyển tiếp. Tuy nhiên, có ý kiến đặt câu hỏi tại thời điểm này mà làm trung tâm thể dục thể thao ở một khu vực đô thị như vậy có phù hợp nữa không.
“Vừa rồi, UBND thành phố đã có báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy về việc tổ chức, đánh giá, đề xuất phương án cho nhà thi đấu Phan Đình Phùng và sẽ có báo cáo vào cuối tháng 12/2023, đầu tháng 1/2024”, ông Mãi nói đồng thời cho biết nếu trả lời được việc chỗ này còn làm được trung tâm thể dục thể thao thì về pháp lý có thể áp dụng điều khoản chuyển tiếp BT, sau đó tiếp tục các thủ tục theo hình thức BT để triển khai dự án.
Ông cho biết cũng mong muốn triển khai sớm dự án này, hoàn thành cơ sở vật chất để phục vụ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc và chào mừng 50 năm ngày thống nhất đất nước. Nhưng “cơ bản là giải quyết được một điểm nhức mắt mỗi khi đi qua đi lại”, ông Mãi một lần nữa nhấn mạnh.
Ngoài dự án này, ông Mãi cho biết trên địa bàn quận 1 và quận 3 cũng có nhiều vị trí đang trong tình trạng dở dang, bỏ trống như nhà thi đấu Phan Đình Phùng, thương xá Tax và một số vị trí trên đường Lê Duẩn. Các dự án này vướng mắc pháp lý nên phải rà soát lại.
Về đề xuất sử dụng tạm để đỡ lãng phí, ông Mãi cho biết vừa rồi thành phố vận dụng theo Kết luận 14 của Bộ Chính trị để lập phương án sử dụng tạm ở một số vị trí, như làm nhà vệ sinh công cộng.
“Khi đặt vấn đề sử dụng một số vị trí làm nhà vệ sinh công cộng thì có người nói sao thành phố ‘chơi sang’, lấy đất vànglàm nhà vệ sinh. Tuy nhiên, đây là tạm thời sử dụng theo nhu cầu ở từng thời điểm”, ông Mãi chia sẻ và nhấn mạnh Thành phố đang vận dụng Nghị quyết 98/2023/QH15, Kết luận 14 và đề xuất các giải pháp tạm thời để khai thác nhà đất chưa sử dụng.
Khu đất xây dựng Trung tâm Thể dục - Thể thao Phan Đình Phùng bỏ hoang nhiều năm, cây cối mọc um tùm. Ảnh: Lê Quân |
Nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc tại khu đất “vàng” trên diện tích 1,44 ha tại khu vực trung tâm quận 3, TP.HCM, được chấp thuận chủ trương đầu tưtheo hình thức BT vào tháng 4/2010. Sau đó, UBND TP.HCM phê duyệt dự án tại Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 28/7/2016.
Dự án cho Liên danh Tổng công ty cổ phần Đền bù giải tỏa và Công ty cổ phần Phát triển bất động sảnPhát Đạt làm chủ đầu tư.
Sau nhiều lần điều chỉnh, hiện nay tổng mức đầu tư của Dự án là 1.953 tỷ đồng. Đầu năm 2018, UBND TP.HCM đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư (Quyết định số 01/QĐ-UBND) và ký kết thỏa thuận đầu tư ngày 18/6/2018.
Nhưng khi Dự án chưa kịp khởi công thì hình thức đầu tư BT bị “khai tử”, vì Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật PPP) có hiệu lực từ đầu năm 2021. Từ đó đến nay, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành rà soát lại dự án phù hợp với các quy định pháp luật.
Ngày 15/8/2023, Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM đã có báo cáo dài 34 trang gửi UBND TP.HCM về quá trình rà soát dự án từ khi có chủ trương năm 2008 đến nay. Theo đó, vướng mắc lớn nhất của dự án chính là việc thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.
Mặc dù trước đó, liên danh thực hiện dự án đã đề xuất thanh toán 4 khu đất, song chưa được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Được biết, Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM quy định, TP.HCM được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công - tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa. Ngoài ra, Thành phố được áp dụng loại hợp đồng BT đối với các dự án. Đây là cơ sở quan trọng để TP.HCM đẩy nhanh tiến độ các dự án chậm trễ nhiều năm.
(责任编辑:World Cup)
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Hàng loạt hóa chất gây hại trong vật liệu sản xuất đồ chơi nhựa dành cho trẻ
- ·Những biến chứng sau bấm mí luồn chỉ có thể gặp phải
- ·Nguy cơ từ thiết bị điện tử cũ, hư hỏng
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Tăng cường xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả
- ·Cảnh giác trước những email rác giả mạo tống tiền
- ·Hàn Quốc thu hồi kết quả đánh giá sự phù hợp của gần 2.000 thiết bị viễn thông
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Bọc vô lăng ô tô giả da kém chất lượng sẽ rất nguy hại
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Ứng dụng đặt xe của Didi Global Inc bị yêu cầu gỡ bỏ vì thu thập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp
- ·Tin tặc lợi dụng dịch Covid
- ·Sản phẩm GENX GOLD: Vi phạm luật quảng cáo nhưng vẫn rao bán 'đầy rẫy' trên chợ online
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Không nên tin tưởng vào thuốc uống chống nắng, đặc biệt là bà bầu
- ·Sản phẩm GENX GOLD: Vi phạm luật quảng cáo nhưng vẫn rao bán 'đầy rẫy' trên chợ online
- ·Người tiêu dùng đồng loạt lên tiếng cảnh báo với sản phẩm khớp GENKI
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Mỹ phẩm chứa hóa chất benzen có khả năng gây ung thư