【kq adelaide united】Nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,àgađườngsắttốcđộcaoBắkq adelaide united Bộ GTVT cho biết, mỗi vị trí ga khách đều quy hoạch không gian phát triển từ 250-300 ha (trừ ga Thủ Thiêm) và 3 khu chức năng.
Tại văn bản giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, xác định mỗi vị trí ga khách đều quy hoạch không gian phát triển từ 250 - 300 ha (trừ ga Thủ Thiêm).
Nhà ga hành khách của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ bao gồm 3 khu chức năng, trong đó khu trực tiếp phục vụ đón, tiễn khách, bãi đỗ xe có diện tích 6 - 8 ha, tương đồng với quy mô nhà ga 4 đường của các tuyến đường sắt tại Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Khu vực dịch vụ, thương mại có diện tích từ 10-15 ha và khu vực đô thị dịch vụ có diện tích 250-300 ha.
"Trong dự án chỉ sử dụng vốn đầu tư công để đầu tư khu chức năng trực tiếp phục vụ đón, tiễn khách, phần phục vụ cho mục đích thương mại, phát triển TOD sẽ do địa phương kêu gọi nhà đầu tư thực hiện và tùy theo điều kiện cụ thể sẽ xác định quy mô cho phù hợp, khuyến khích quy hoạch quy mô lớn",Bộ GTVT cho biết.
Riêng đối với ga Ngọc Hồi, là ga đầu mối đường sắt khu vực TP Hà Nội, được tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, được quy hoạch khoảng 250 ha; ga Thủ Thiêm, tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị, quy mô dự kiến khoảng 17 ha.
Đối với ga hàng có quy mô mỗi ga hàng hóa khoảng 24,5 ha.
"Trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư, tư vấn rà soát, nghiên cứu đề xuất vị trí, quy mô cụ thể các nhà ga phù hợp đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu: nhà ga trung tâm, quảng trường ga và các công trình kết nối đa phương thức",Bộ GTVT nhấn mạnh.
Theo Bộ GTVT, về hướng tuyến đường sắt tốc độ cao được tư vấn nghiên cứu, lựa chọn “ngắn nhất có thể” và đáp ứng các nguyên tắc phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạch của địa phương; đáp ứng các yêu cầu về điểm khống chế; chiều dài tuyến giữa các ga ngắn nhất; đáp ứng yêu cầu kỹ thuật (độ dốc tối đa, bán kính đường cong nằm), tạo êm thuận cho hành khách; phù hợp với điều kiện địa hình khu vực tuyến đi qua; hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, đất quốc phòng; hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh các khu vực tập trung đông dân cư, giảm thiểu ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu; bảo đảm liên kết hành lang Đông - Tây, các tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Năm 2018, Bộ GTVT đã xây dựng 3 phương án hướng tuyến với sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế để phân tích, đánh giá và thỏa thuận thống nhất với các địa phương.
Trên cơ sở đó, phương án tuyến lựa chọn đã được 20/20 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua thống nhất trên nguyên tắc thẳng nhất có thể. Bộ GTVT đã gửi văn bản lấy ý kiến và họp với UBND các tỉnh, thành về phương án hướng tuyến, kết quả có 18/20 địa phương đã có văn bản đề nghị giữ nguyên hướng tuyến như báo cáo; 2 địa phương kiến nghị điều chỉnh một số vị trí so với hướng tuyến.
"Chủ đầu tư đã chỉ đạo tư vấn tiếp thu để hoàn thiện hồ sơ dự án. Kết quả sau rà soát chiều dài toàn tuyến giảm từ 1.545 km xuống còn 1.541 km", Bộ GTVT thông tin.
Về vị trí ga hàng hóa tại khu vực Hà Nội, tiếp thu kiến nghị của UBND TP Hà Nội, sẽ chuyển ga hàng hóa tại khu vực Ngọc Hồi về Thường Tín.
"Tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định, trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo chủ đầu tư, tư vấn tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga (nếu có), nhất là các vị trí có lợi thế kết nối với các đầu mối giao thông lớn, các khu kinh tế, trong đó có đoạn tuyến qua tỉnh Nam Định", Bộ GTVT nhấn mạnh.
Bộ GTVT cho biết trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến có tốc độ thiết kế tàu khách 350 km/h, tàu hàng 160 km/h.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy đối với các quốc gia có tuyến đường sắt mới đưa vào khai thác, tốc độ khai thác bằng khoảng 90% tốc độ thiết kế. Vì vậy, dự kiến trong giai đoạn đầu, tốc độ khai thác tối đa của tàu khách là 320 km/h, tàu hàng là 120 km/h.
Trong quá trình khai thác, việc nâng tốc độ khai thác tối đa sẽ được tổng kết, đánh giá và thử nghiệm.
Thành Lâm(责任编辑:La liga)
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành ngày 14/11
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Lấy phương châm tự hòa giải an ninh trật tự đến từng gia đình
- ·Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá bất động sản
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Đề nghị các thành viên Liên minh Kinh tế Á
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành ngày 14/11
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp
- ·Các chàng trai, cô gái dân tộc Choang múa, hát trong mưa chào đón Thủ tướng
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·13 người đứng đầu và cấp phó bị xử hình sự vì để xảy ra tham nhũng
- ·Hội thảo khoa học về áp dụng pháp luật phá sản
- ·Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Nâng mức trả bảo hiểm y tế lên 50% khi khám chữa bệnh ngoại trú vượt cấp