【kết quả bóng đá balan】Chuỗi cung ứng Việt Nam phản ứng thế nào trước đại dịch Covid
Mua sắm,ỗicungứngViệtNamphảnứngthếnàotrướcđạidịkết quả bóng đá balan giao dịch trực tuyến đang được ưa chuộng |
Gián đoạn cung, cầu
Nguồn cung cấp hàng hóa của Trung Quốc dừng đột ngột hoặc bị trì hoãn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong một cuộc khảo sát gần đây do C̀ông ty CEL thực hiện vào cuối tháng 3 cho thấy 83% số công ty trong chuỗi giá trị hữu hình (nhà bán lẻ, vận chuyển, thương nhân, nhà sản xuất) tại Việt Nam đã gặp phải vấn đề về nguồn cung cấp vật liệu trong hai tháng vừa qua. 47% trong số họ gặp khó khăn cụ thể với nguồn cung từ phía Trung Quốc và phần lớn thiếu hụt nguyên liệu thô.
Ông Julien Brun, quản lý CEL cho rằng, đại dịch đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia, bất kể mức độ phát triển. Ở Việt Nam trong khi có những loại nhu cầu tăng rõ rệt, ví dụ như thực phẩm đóng gói (+26%), trong ngành sữa (+10%), chăm sóc cá nhân (29%), giỏ mua hàng đã lớn hơn đáng kể khi mọi người bắt đầu giảm tần suất đi đến siêu thị và các cửa hàng. Rõ ràng là một số công ty may mắn trong các lĩnh vực phụ trợ cụ thể vẫn đang cố gắng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn hơn nhiều so với khả năng cung cấp.
Đến thời điểm hiện nay, sự thật là nhu cầu thực tế (lượng đơn đặt hàng) đang ở mức thấp nhất. Mức bán hàng trong lĩnh vực đồ uống, thời trang, điện tử, xe cộ, nông nghiệp, đồ nội thất, giày dép, và nhiều loại khác đã bắt đầu biến mất trong phạm vi địa phương và cả toàn cầu.
Tại thời điểm của chia sẻ này, tại Việt Nam và các nơi khác, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ có khối lượng bán hàng hiện tại là quá thấp để hấp thụ các định phí, khiến hàng ngàn doanh nghiệp có lợi nhuận âm, và lượng dự trữ tiền mặt ít. Các công ty phụ thuộc xuất khẩu đang thấy các đơn đặt hàng bị hủy mỗi ngày, đặc biệt là các đơn hàng từ châu Âu và Hoa Kỳ.
Hậu quả là ngành vận tải toàn cầu cũng bị ảnh hưởng và các công ty giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam đang chứng kiến khối lượng giảm từ 25% đến 70%. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tuyên bố phá sản và đối với những người khác, tác động đến nguồn nhân lực, biến điều chỉnh chính, đang được cảm nhận mạnh mẽ và việc thất nghiệp đang đe dọa nhiều ngành công nghiệp.
Qua khảo sát, CEL đã phát hiện các công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, phân phối và dịch vụ hậu cần (không bao gồm thương mại điện tử và giao hàng chặng cuối) báo cáo doanh thu thiếu hụt so với mục tiêu 25% trong quý 1 năm 2020 và dự kiến sẽ không phục hồi khoản lỗ này trong năm nay.
Mua sắm an toàn khi cách ly
Khi cách ly xã hội trở thành một thực tế cấp bách hơn, người tiêu dùng thành thị tìm kiếm các lựa chọn mua sắm thuận tiện và an toàn cho nhu cầu gia đình hàng ngày. Thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng tận nhà đã trở thành trung tâm của sự chuyển biến này.
Số liệu vẫn chưa được công bố chính thức tại Việt Nam nhưng Lazada báo cáo số lượng đơn đặt hàng tại Singapore tăng 300% và dịch vụ giao hàng của Grab tăng 200% tại Bangkok. Chúng ta có thể giả định sự tăng trưởng tương tự đang được nhìn thấy ở các thành phố chính ở Việt Nam.
Về tổng quan, một lượng lớn hàng hóa đã chuyển từ các kênh phân phối ngoại tuyến sang các kênh trực tuyến và các công ty phân phối chặng cuối chưa thể ứng phó với làn sóng gia tăng của các đơn giao hàng.
Một trong những thách thức chính mà sự thay đổi này tạo ra cho phân phối nội địa là khả năng vận chuyển hàng hóa đường dài, lấy ví dụ giữa miền Bắc và Nam ở Việt Nam vì thời điểm này vận tải đường hàng không và đường sắt hạn chế. Xe tải chạy đường dài trở nên khan hiếm và sự thiếu hụt khả năng vận chuyển gây ra chậm trễ và gián đoạn thêm.
Khi mọi người bắt đầu quen với việc giao hàng tận nơi và giao hàng trực tuyến trở nên có hệ thống hơn, có khả năng điều này sẽ trở thành thói quen và tình trạng sau khủng hoảng sẽ vẫn có lợi cho lĩnh vực thương mại điện tử và giao hàng trong khi lĩnh vực bán lẻ ngoại tuyến sẽ dần hồi phục.
“Mua sắm trực tuyến chắc chắn là một xu hướng mới cơ bản trong ngành hàng tiêu dùng mà chúng ta phải ghi nhớ. Cuộc khủng hoảng cũng sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa các sáng kiến của chính phủ điện tử cho phép người dân thực hiện các nghĩa vụ hành chính trực tuyến và do đó tránh được hàng dài chờ đợi. Một khi cuộc khủng hoảng kết thúc, nhiều khả năng việc triển khai các giải pháp kỹ thuật số cho người tiêu dùng và người dân sẽ phát triển mạnh mẽ”- CEL nhận định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Vietjet lên tiếng về hiện tượng thất lạc hành lý tại sân bay Nội Bài
- ·2 tờ báo bị phạt vì sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng
- ·Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Chàng kỹ sư cưới được vợ sau 5 tháng tham gia bạn muốn hẹn hò
- ·Ánh nhìn bảo thủ dành cho những cô gái yêu bạn trai kém tuổi
- ·Giá giảm, xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·“Kim chỉ nam” cho tín dụng chính sách
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Hà Nội: Tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
- ·TP.Hồ Chí Minh chính thức thu phí đường bộ với xe máy từ hôm nay
- ·Cathay Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh cho học sinh tiểu học
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·6 thị trường xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
- ·Ngóng Tết thương bà
- ·Tưng bừng đêm hội Carnaval Hạ Long 2015
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Cha mẹ sống du mục để con trai thành hoạ sĩ tài năng