【norwich city vs】Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có giá trị cao
Trị giá xuất khẩu cao su cao nhất trong nhiều năm dù lượng giảm | |
Việt Nam tiếp tục là địa điểm thuận lợi để hội tụ các chuỗi cung ứng | |
'Không có chuyện các doanh nghiệp FDI rời khỏi thị trường Việt Nam' |
Ngành sản xuất của Việt Nam đang có sự dịch chuyển trong nhóm ngành xuất khẩu chủ lực. Ảnh: Nhật Nam |
Dịch chuyển trong nhóm ngành xuất khẩu chủ lực
Các chỉ số xuất khẩu của Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng bất chấp tình hình dịch bệnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tính từ đầu năm đến 15/12 đạt 317,446 tỷ USD.
Từ đầu năm đến 15/12, có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD. Nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 71,9 tỷ USD). Các nhóm hàng tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 44,3 tỷ USD); điện thoại và linh kiện (đạt 20,3 tỷ USD); vải (đạt 13,63 tỷ USD); chất dẻo nguyên liệu (đạt 11 tỷ USD); sắt thép (đạt 11 tỷ USD).
Xét về tốc độ tăng trưởng, nhóm ngành điện tử, máy tính và linh kiện vẫn duy trì được đà tăng trưởng từ năm ngoái. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu của nhóm ngành này ghi nhận sự bứt phá khi vượt qua hàng dệt may từ năm 2019 đến nay.
Sau điện thoại và linh kiện, nhóm ngành xuất khẩu chủ lực đang chuyển dần từ mặt hàng giá trị gia tăng thấp như quần áo và giày dép sang những sản phẩm mang lại giá trị cao hơn như điện tử và linh kiện. Nói cách khác, tỷ trọng sản xuất - xuất khẩu của Việt Nam cho thấy sự thay đổi về định hướng của ngành công nghiệp.
Xét về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, ngành sản xuất và chế tạo ghi nhận giá trị năm 2021 chiếm 53,4% tổng vốn, tăng 16,45% so với cùng kỳ. Lượng vốn đầu tư FDI đạt 11,83 tỷ USD với 402 dự án mới được phê duyệt.
Theo chuyên gia từ Savills, xét về bức tranh FDI của ngành trong vòng một thập kỷ vừa qua, Việt Nam đang phát triển theo một chuỗi giá trị. Trong đó, ngành thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất ở mức 19,29% tổng vốn. Tiếp theo sau là điện tử và máy tính với 17,14%. Giấy, nhựa và cao su lần lượt chiếm 14,66% và 13,54%. Trong khi đó, các mặt hàng dệt may, may mặc và thực phẩm chỉ ghi nhận vốn đầu tư dưới 4% cho mỗi ngành.
Lý giải cho sự chuyển dịch này, ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế đi theo hướng xuất khẩu, sự gia tăng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), lực lượng lao động trẻ, các chính sách ưu đãi đầu tư cùng với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất thu hút được sự chú ý nhiều nhất trong khu vực châu Á.
“Bất chấp một năm 2021 đầy thách thức, Việt Nam vẫn đang tiếp tục chuyển đổi từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp có giá trị cao. Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang dần dần hình thành ở những khu vực khác tại Đông Nam Á, nguyên nhân là do Việt Nam không còn áp dụng các chính sách ưu đãi như trước, nên việc tìm kiếm nguồn lao động cũng như đất đai giá rẻ tại Việt Nam trở nên khá khó khăn. Tuy nhiên, nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”, ông John Campbell nói.
Cần tích hợp các công nghệ mới
Các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng nâng cao công nghệ và đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị, chuyển sang mô hình sản xuất sạch và sản phẩm công nghệ cao nhằm thích ứng với nhu cầu từ khách hàng.
“Bởi vậy, nhà phát triển bất động sản cần lưu ý để cung cấp những khu công nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu này”, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội chia sẻ.
Việc phát triển các ngành hàng trong chuỗi giá trị sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền công nghiệp Việt Nam. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra rằng, lĩnh vực sản xuất có thể đạt mức tăng trưởng 16% trong các chiến lược 4.0 vào năm 2030 nếu các DNVVN bắt đầu triển khai các công nghệ cấp trung bình. Thêm vào đó, công nghệ mới có thể giúp lĩnh vực này tăng thêm 7-14 tỷ USD trong tương lai.
Để nâng cao năng lực sản xuất, các doanh nghiệp đang tích hợp các công nghệ mới nổi tại nhà máy như trí tuệ nhân tạo hay in mô hình 3D. Đơn cử, hiện tại Vingroup đã bắt đầu sử dụng 1.200 robot ABB trong một số quy trình hàn của mình. Công ty Cổ phần Công nghiệp KTG, một nhà phát triển xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã bắt đầu xây dựng các xưởng xây sẵn 4.0 tại tỉnh Đồng Nai.
“Nhà máy công nghiệp 4.0” của họ sẽ tích hợp các bất động sản công nghiệp xây sẵn với công nghệ 4.0 cung cấp các giải pháp thông minh hơn, sáng tạo hơn và tối ưu hơn cho tầm nhìn phát triển của khách thuê.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chỉ đạo 'nóng' của Chính phủ để gỡ ‘thẻ vàng’ thủy sản
- ·Hoàn thành gần 72% dự án đường sắt đô thị số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên
- ·Tranh 'Chân dung Madam Phương' chạm mốc 3.1 tỷ USD
- ·Nhan sắc 'lão hoá ngược' của NSND Hồng Vân ở tuổi 55
- ·Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn phức tạp cần siết chặt phòng chống
- ·Bộ đôi smartphone hai sim giá rẻ của Huawei
- ·HTC trình làng smartphone giá rẻ Desire 300
- ·TP.HCM: Xây dựng quy chế quản lý nợ
- ·GDP tăng 5,64%: Phản ánh sát thực bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm
- ·Tiếp tục áp trần giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi đến hết 2016
- ·Giá vàng trong nước tiếp tục tăng, chạm mức 67 triệu đồng/lượng
- ·Phiên 20/7, chứng khoán Phố Wall phục hồi trở lại
- ·Sắp diễn ra tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
- ·Phát sóng loạt phim giới thiệu nét đẹp của những ngôi chùa Việt Nam
- ·Ngành Bảo hiểm xã hội tăng tốc về đích năm 2022
- ·Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cùng Á hậu Thúy Vân bàn về giữ gìn múa rối nước
- ·BlackBerry 10 sắp có tính năng giống Siri của Apple
- ·Sáng 2/5: Việt Nam đã sang ngày thứ 16 không ghi nhận ca mắc mới COVID
- ·Chuyển Văn Phòng
- ·NSND Trung Hiếu, NSƯT Quang Thắng được Bộ VHTTDL vinh danh