【ti le bong da truc tiep】Chủ tịch nước phát biểu về kết nối khu vực tại APEC 22
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là diễn giả chính tại Phiên 9 Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC về “Tăng cường kết nối khu vực: Những ưu tiên về đầu tư,ủtịchnướcphátbiểuvềkếtnốikhuvựctạti le bong da truc tiep hạ tầng cơ sở và chính sách”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài phát biểu quan trọng tại Phiên 9 Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC về “Tăng cường kết nối khu vực: Những ưu tiên về đầu tư, hạ tầng cơ sở và chính sách”.
Thêm nhiều cơ hội to lớn
Tại đây, Chủ tịch nước cho rằng “tăng cường kết nối khu vực: Những ưu tiên về đầu tư, cơ sở hạ tầng và chính sách” là vấn đề hết sức quan trọng đối với châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, nhằm khơi dậy các tiềm năng, khơi thông các “điểm nghẽn” đối với phát triển, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.
Theo Chủ tịch nước, bước vào thế kỷ 21, kết nối giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đang đứng trước những tiềm năng mới, rất to lớn. Những thành quả tự do hóa thương mại, đầu tư cũng như giao lưu con người trong 25 năm hình thành và phát triển của Diễn đàn APEC đã tạo nền tảng vững chắc cho liên kết và kết nối khu vực.
Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi chậm như hiện nay, đây là kết quả rất đáng khích lệ.
“Khi APEC ra đời, ít ai hình dung được trao đổi thương mại toàn khu vực có thể tăng lên hơn 20 nghìn tỉ đô-la Mỹ như hiện nay, trong đó gần 70% là thương mại nội khu vực, lượng vốn đầu tư vào APEC chiếm hơn 50% đầu tư toàn cầu và hàng năm có tới hàng trăm triệu lượt khách du lịch đến khu vực” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Chúng ta đang có thêm nhiều cơ hội to lớn nhờ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với quy mô rộng lớn hơn và tiêu chí cao hơn. Thời gian tới, sẽ hình thành cộng đồng ASEAN, khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các liên kết Đông Bắc Á, Liên minh Thái Bình Dương… Chỉ trong không đầy một thập kỷ, ý tưởng Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) nay đã trở thành mục tiêu chung, với lộ trình triển khai cụ thể”.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch nước, cùng với những chuyển biến căn bản của nền tảng kinh tế thế giới trong một thế giới toàn cầu hóa và gắn kết hơn, kết nối khu vực đang đứng trước những yêu cầu, thách thức hoàn toàn mới.
Kết nối trong thế kỷ 21 là sự kết nối toàn diện, sâu rộng trên cả ba phương diện: thể chế, cơ sở hạ tầng và con người. Kết nối là phải nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong đó con người là chủ thể và trọng tâm.
Trong giai đoạn trước mắt, kết nối cơ sở hạ tầng cần trở thành ưu tiên hàng đầu. “Trong khi kinh tế của chúng ta đang ở trong thời kỳ chuyển đổi, phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng lại đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn. Từ nay đến năm 2020, Châu Á cần khoảng 8 nghìn tỉ đô-la Mỹ cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
Do đó, vấn đề lớn đặt ra đối với chúng ta là phải có quyết tâm chính trị chung cao độ, phải có nguồn lực rất lớn, phải phối hợp hài hòa thì mới có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Đặc biệt là phải có cách thức phù hợp trong huy động vốn, cơ chế triển khai minh bạch và vì mục tiêu phát triển…” - Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (Thứ ba từ trái sang) là diễn giả chính tại phiên 9 Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC
Các ưu tiên của Việt Nam
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước cũng cho biết tại Đông Nam Á, ASEAN luôn tiên phong khởi xướng ý tưởng và thúc đẩy triển khai tự do hóa thương mại, đầu tư và kết nối, khẳng định vai trò hạt nhân liên kết và kết nối ở châu Á - Thái Bình Dương.
Từ năm 1992 ASEAN đã khởi xướng việc hình thành khu vực thương mại tự do, năm 2003 quyết định tiến tới cộng đồng kinh tế ASEAN và năm 2010 thông qua kế hoạch tổng thể về kết nối.
ASEAN đóng góp tích cực, đề xuất nhiều sáng kiến để thúc đẩy liên kết và kết nối của APEC. Tiêu biểu là "Các Mục tiêu Bô-go" năm 1994, ý tưởng hình thành “Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương" tại Hà Nội năm 2006, sáng kiến "phát triển bền vững và kết nối khu vực" tại Singapore năm 2009, “Khuôn khổ kết nối APEC” và “Kế hoạch dài hạn APEC về phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư” vừa thông qua tại Bali năm ngoái.
Thời gian từ nay đến năm 2020 là giai đoạn phát triển hoàn toàn mới, năng động của Đông Nam Á. Cộng đồng ASEAN hình thành, tạo nên một thị trường chung, không gian kinh tế thống nhất của cả khu vực.
Hầu hết các cam kết tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ trong các thỏa thuận FTA của ASEAN với các đối tác hàng đầu sẽ được hoàn tất. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội lớn với triển vọng hoàn tất đàm phán RCEP, mở rộng và nâng cấp các hiệp định FTA của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Trong phần cuối bài phát biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đưa ra ba đề nghị trước đông đảo cử toạ:
Một là, cùng thực hiện khuôn khổ và lộ trình kết nối APEC được thông qua tại các Hội nghị cấp cao ở Bali và Bắc Kinh, đặc biệt huy động vốn đầu tư, thông qua các mô hình quan hệ đối tác công - tư (PPP). Nay là thời điểm chúng ta nên cân nhắc hình thành một cơ chế đối thoại, hợp tác kết nối của các doanh nghiệp APEC để tăng cường phối hợp hành động với các nền kinh tế thành viên.
Hai là, để nâng cao hiệu quả kết nối khu vực, chúng tôi mong đợi các bạn, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực kết nối cho các nền kinh tế thành viên đang phát triển, nhất là trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai - thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21.
Ba là, hỗ trợ các thành viên ASEAN trong triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối, trong đó chú trọng các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, các dự án tiểu vùng, nhất là ASEAN lục địa và tiểu vùng Mê Kông…
Đối với Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Chúng tôi coi kết nối khu vực là một nội hàm then chốt của công cuộc đổi mới sâu rộng và hội nhập quốc tế toàn diện, và triển khai kết nối gắn kết chặt chẽ với tái cơ cấu kinh tế.
Chúng tôi mong các bạn tiếp tục đồng hành và hỗ trợ chúng tôi trong phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt về nguồn vốn, công nghệ và nâng cao năng lực.
Các ưu tiên hiện nay của chúng tôi là xây dựng các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, hành lang kinh tế phía Nam và hành lang kinh tế Bắc - Nam, cơ sở hạ tầng cảng biển, các khu, điểm du lịch, các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu...”.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Việc các bạn tiếp tục đồng hành sẽ giúp Việt Nam đóng góp hiệu quả hơn vào kết nối APEC cũng như để hoàn thành trọng trách chủ nhà Năm APEC 2017”.
Theo Tuổi trẻ
Hàng chục chiến binh IS chết do bị đầu độc(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- ·Tin tức 24h ngày 26/7
- ·Huyền thoại 13 chiến sĩ giữ mạch máu liên lạc chiến dịch giải phóng miền Nam
- ·Các nghi phạm cướp tiệm vàng ở Bình Dương ra tay 'chỉ khoảng 30 giây'
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Chưa biết lấy tiền đâu cho vay mua nhà ở xã hội lãi suất 4,8%
- ·Tử vi 12 con giáp: Top 4 đặc biệt may mắn trong bảy ngày cuối tháng 10
- ·Nghi án mẹ ép con gái 6 tuổi uống thuốc trừ sâu: Vì đâu nên nỗi?
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Khủng bố IS điên cuồng thiêu sống cả gia đình bé gái 2 tuổi
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 23/7/2016
- ·Chồng thua cá độ Euro, vợ uất quá uống thuốc diệt cỏ tự tử
- ·20 cơ quan, tổ chức cao cấp Nga bị tin tặc tấn công
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Đối tượng trốn truy nã bị bắt khi đến thăm nhà bạn trai
- ·2 tướng Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đảo chính bị bắt tại Dubai
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 20/7
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 31/7/2016