【kết quả trận albania】Chọn sách giáo khoa: Nỗi lo từ người trong cuộc
Năm học 2022-2023,ọnschgiokhoaNỗilotừngườitrongcuộkết quả trận albania học sinh các khối lớp 3, lớp 7 và lớp 10 sẽ học sách giáo khoa (SGK) mới và thực tế từ những năm trước cho thấy: Việc chọn SGK chưa bao giờ là dễ dàng.
Các cán bộ quản lý, giáo viên tham khảo SGK mới.
Không có giáo viên chuyên môn chọn sách
Trong 3 khối lớp chọn SGK cho năm học mới, riêng lớp 10 có nhiều cập rập, bỡ ngỡ, do xuất phát từ thực trạng thiếu giáo viên chuyên môn để lựa chọn SGK cho môn âm nhạc và mỹ thuật, hai môn học mới của cấp THPT.
Ông Trần Bá Cường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tân Long, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trường không có giáo viên 2 môn học này. Để chọn SGK, chúng tôi phải nhờ giáo viên dạy âm nhạc và mỹ thuật của Trường THPT Cây Dương và 1 giáo viên dạy âm nhạc Trường THCS Tân Long hỗ trợ chuyên môn. Việc chọn sách, giáo viên mỗi môn cũng lựa chọn từ nhiều bộ sách khác nhau nên rất khó cho quá trình tổng hợp. Nhà trường ghi nhận và tổng hợp hết các ý kiến và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo”.
Âm nhạc và mỹ thuật tuy là môn học tự chọn, học sinh có quyền lựa chọn học hoặc không, nhưng nếu học sinh có nhu cầu thì nhà trường phải đáp ứng giảng dạy. Toàn tỉnh có 23 trường THPT, thì chỉ có 3 trường: THPT Cây Dương, THPT Hòa An (huyện Phụng Hiệp) và THPT Vĩnh Tường (huyện Vị Thủy) có 2 cấp học: THCS và THPT nên có lực lượng giáo viên chuyên môn cho 2 môn âm nhạc, mỹ thuật, 20 trường còn lại đều không có giáo viên chuyên môn để đảm nhiệm việc lựa chọn SGK, đây cũng là bài toán nan giải cho năm học tới.
Cùng chung khó khăn không có giáo viên chuyên môn cho 2 môn học nghệ thuật, Trường THPT chuyên Vị Thanh phải nhờ giáo viên dạy môn âm nhạc, môn mỹ thuật của Trường THCS Lê Quí Đôn đọc sách và lựa chọn SGK cho trường. Ông Trang Kim Danh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Vị Thanh, cho biết: “Yêu cầu chuyên môn giáo viên hỗ trợ chọn sách môn âm nhạc và mỹ thuật phải có trình độ đại học với 2 môn chọn giùm này. Đây cũng là điểm khó cần sự trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ từ hai trường. Đặc thù trường chúng tôi là trường chuyên, những năm qua đều có chương trình, SGK riêng biệt cho các môn chuyên. Nhưng giờ thì khác, tôi tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 không có tách biệt chương trình chuyên hay không chuyên. Vấn đề này trường sẽ xin ý kiến chỉ đạo từ Sở”.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021, lớp 2 và 6 từ năm học 2021-2022; năm học 2022-2023, học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 sẽ là lớp 4, lớp 8, lớp 11; năm 2024-2025 sẽ là lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Việc chọn SGK giảng dạy sẽ từ nhiều bộ sách khác nhau trong danh mục SGK đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Tuy nhiên, việc có quá trễ và ít SGK mẫu bảng giấy, mỗi trường chỉ có 1 bộ sách, đa phần ưu tiên tổ trưởng chuyên môn tham khảo trước, các giáo viên bộ môn chủ động xem trên bảng điện tử, đã dẫn đến việc thống nhất chọn SGK các tổ bộ môn khá chậm, tốn nhiều thời gian.
Ông Khưu Hoàng Đệ, Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Do trường có 2 cấp học (THCS và THPT) nên việc chọn lựa bộ SGK mới lớp 7 và lớp 10 cần nhiều thời gian hơn các trường bạn, gần như gấp đôi. Điểm khó của trường là có một vài giáo viên trong hội đồng lựa chọn SGK bị nhiễm Covid-19, chủ yếu tham khảo qua SGK điện tử nên khó đưa đến quyết định chọn bộ sách nào, trong khi thời hạn báo cáo về Sở đã gần kề”.
Chọn sách vì tương lai của học sinh nên phải thật kỹ
Cô Nguyễn Thị Thu Liễu, giáo viên chủ nhiệm lớp 3C, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Chỉ khi được tiếp cận SGK bảng mẫu bằng giấy, chính tay mình cầm quyển sách, đọc kỹ từng trang, giáo viên mới thật sự so sánh và cân nhắc kỹ được tính hiệu quả, sự phù hợp giữa các bộ sách. Chứ khi đọc và xem bộ SGK điện tử tôi khá mơ hồ, mình cứ thấy bộ nào cũng như nhau”.
Tập trung hỗ trợ giáo viên chọn chất lượng bộ SGK cho học sinh khối lớp 3, nhất là môn tiếng Anh, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Tây 1, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Ngoài 8 môn học như khối lớp 1, lớp 2, năm tới khối lớp 3, môn tin học và tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc nên chọn 2 sách này khá cực. Nhất là với môn tiếng Anh, có tới 9 SGK mới từ các nhà xuất bản khác nhau được phê duyệt, giáo viên khá vất vả và phân vân, lúng túng, tốn nhiều thời gian để đọc kỹ từng sách để đánh giá ưu, nhược điểm, tính phù hợp”.
Thực tế từ những năm học trước cho thấy: Lựa chọn SGK quan trọng nhất là lắng nghe, chọn dựa trên đề xuất ý kiến đóng góp từ chính giáo viên trực tiếp giảng dạy, để đánh giá tính hiệu quả, phù hợp của từng bộ sách cho học sinh. Trong khi giáo viên hiện đang khá vất vả khi vừa dạy trực tiếp, kết hợp trực tuyến nên áp lực nhiều.
Ngoài ra, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tất cả các hội thảo giới thiệu SGK cho lớp 3, lớp 7 và lớp 10 đều trực tuyến, khiến giáo viên ít được tương tác, trao đổi cụ thể với tác giả sách về những điều còn thắc mắc, chưa rõ. Theo kế hoạch, cuối tháng 3, các trường tiểu học đến THPT sẽ phải hoàn tất báo cáo gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp.
Hậu Giang xác định chọn SGK phải là tiếng nói, sự lựa chọn chuyên môn từ các trường, từ chính các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông bắt đầu từ năm học 2022-2023 với các sách thuộc 3 bộ sách là: “Chân trời sáng tạo”, “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Cánh diều”… Đến nay, các bộ sách đều được triển khai cho giáo viên nghiên cứu để chọn ra những cuốn hay và phù hợp nhất cho từng môn học. Sẽ có cuốn được chọn từ bộ sách “Cánh diều”, có cuốn được chọn từ bộ “Chân trời sáng tạo”, có cuốn từ bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, từ đó hình thành nên bộ sách hoàn chỉnh đủ cho các môn học.
Năm học 2020-2021, năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đối với lớp 1, các trường tiểu học trong tỉnh chọn sử dụng cả 3 bộ SGK: “Cánh diều”, “Kết nối tri thức với cuộc sống” và bộ sách “Chân trời sáng tạo”. Năm học 2021-2022 này, khối lớp 2 chọn duy nhất bộ “Chân trời sáng tạo”; lớp 6 có 2 bộ sách được chọn là “Chân trời sáng tạo” và “Kết nối tri thức”.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: “Khó khăn trong chọn SGK năm nay rất nhiều, nhất là thực trạng thiếu giáo viên. Tôi yêu cầu các trường hỗ trợ nhau về chuyên môn. Mỗi giáo viên, phải có bản nhận xét về các SGK của môn học, giáo viên phải thể hiện đúng, khoa học, đánh giá ưu điểm, nhược điểm, công tâm, minh bạch, khách quan để chọn lựa sách phù hợp, chất lượng, tốt nhất cho học sinh. Kết quả lựa chọn của giáo viên là cơ sở để Hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh quyết định chọn SGK cho các môn học trong năm học tới”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục SGK lớp 3, lớp 7, lớp 10 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông bắt đầu từ năm học 2022-2023. Danh mục SGK lớp 3 gồm 43 sách của 11 môn học và hoạt động giáo dục; lớp 7 gồm 40 sách của 12 môn học và hoạt động giáo dục; lớp 10 gồm 44 sách của 14 môn học và hoạt động giáo dục... Từ danh mục sách được phê duyệt của các nhà xuất bản khác nhau, các trường sẽ chọn ra những cuốn cho từng môn học, hoặc chọn cả bộ sách: Lớp 3 chọn 11 sách cho 11 môn học; lớp 7 chọn 12 sách cho 12 môn học; lớp 10 chọn 14 sách cho 14 môn học. Bên cạnh đó, mỗi khối sẽ chọn thêm 1 sách cho hoạt động giáo dục.
Quy trình chọn SGK mới Giáo viên bộ môn được tập huấn, nghiên cứu chương trình, quy trình, đọc bảng sách mẫu, nhà trường thành lập hội đồng lựa chọn SGK cấp trường. Việc lựa chọn bộ sách dựa trên nguyên tắc bỏ phiếu, trong đó sách, hay bộ sách có phiếu đồng ý cao nhất sẽ được lựa chọn. Dựa trên kết quả trường, Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh báo cáo trình UBND tỉnh. UBND tỉnh thành lập các hội đồng chuyên môn, tiến hành bỏ phiếu thống nhất cho các môn học ở các bộ SGK đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dựa trên tham khảo ý kiến thống nhất từ giáo viên. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, UBND tỉnh sẽ ban hành danh mục SGK dùng cho toàn tỉnh để các trường triển khai giảng dạy cho khối lớp 3, lớp 7 và lớp 10 trong năm học tới.
|
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Long An: Sẵn sàng cho thuê gần 700ha đất sạch trong các khu công nghiệp
- ·Lập Ban Chỉ đạo kiểm soát các bệnh mới xuất hiện
- ·Đặc sắc cổ nhạc Bạc Liêu
- ·55 trong số 100 thí sinh đạt điểm cao nhất cả nước dự thi khối B
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ổn định đầu ra cho nông sản
- ·Trầm lắng thị trường tết
- ·Biểu dương 596 nông dân ưu tú trong sản xuất nông nghiệp
- ·Năm 2016, Việt Nam phải trả nợ 150.000 tỷ đồng
- ·Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel
- ·Tăng cường tuyên truyền về bầu cử, an toàn phòng chống dịch Covid
- ·Tuấn Tú Mobile
- ·Đảm bảo tính thiết thực và khả thi khi trình HĐND xem xét, quyết nghị
- ·Hội nghị Nhà văn ba nước Việt Nam
- ·Tháng 7
- ·Nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- ·Khó triển khai bán đồng loạt xăng E5 theo đúng lộ trình
- ·Nhiều suất quà Tết tặng công nhân, đối tượng bảo trợ xã hội
- ·Tọa đàm về cải cách tiền lương
- ·Giá xăng dầu hôm nay 28/4/2023: Giảm sau kỳ nghỉ lễ?
- ·Triển khai công tác bầu cử trong hệ thống Mặt trận