【kqbd úc hôm nay】Giám sát chặt tỷ lệ sở hữu, ngăn kẽ hở thao túng ngân hàng
Luật Các tổ chức tín dụng góp phần giúp hệ thống ngân hàng minh bạch hơn Hạn chế các thế lực “sân sau”,ámsátchặttỷlệsởhữungănkẽhởthaotúngngânhàkqbd úc hôm nay kỳ vọng từ Luật Các tổ chức tín dụng |
Ngày 5/12, Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp CLB Café Số (Hội Truyền thông số Việt Nam) tổ chức hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” tại Hà Nội.
Lộ diện cổ đông lớn đứng sau
Việt Nam hiện có 31 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, 27 ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo ghi nhận, phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có mối quan hệ mật thiết với các tập đoàn do chung chủ sở hữu hoặc cổ đông lớn. Mỗi ngân hàng hợp thành hệ sinh thái hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ tài chính, chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm, bất động sản, sản xuất đến thương mại dịch vụ. Trong hệ sinh thái này, ngân hàng đóng vai trò hạt nhân, bơm vốn cho hệ sinh thái. Đây là nét đặc thù tồn tại hàng chục năm qua song hàm chứa những rủi ro không nhỏ.
Trong bối cảnh các quy định quản lý hoạt động của những tập đoàn tài chính lại chưa được hoàn thiện, đồng bộ, vụ việc về ngân hàng SCB - Vạn Thịnh Phát gây ra hậu quả nghiêm trọng, để lại bài học lớn trong việc xây dựng thể chế nhằm quản lý các tập đoàn tài chính đa ngành.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thông qua ngày 18/1/2024 tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV và có hiệu lực từ 1/7/2024 quy định nhiều nội dung mới, chặt chẽ việc thắt chặt tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng, cùng việc ban hành các thông tư của Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra những thay đổi trong cấu trúc sở hữu và hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Thống kê đến giữa tháng 11/2024 có 22 ngân hàng công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ dựa trên thông tin cổ đông cung cấp. Một số ngân hàng như: Bac A Bank, Saigonbank, Sacombank, NCB... chưa công cố danh sách này. Theo quan sát, nhiều ngân hàng có cơ cấu sở hữu khá cô đặc khi một lượng nhỏ cổ đông nắm phần lớn vốn điều lệ ngân hàng, thậm chí nắm tỷ lệ chi phối. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo và người thân của lãnh đạo ngân hàng đang sở hữu số cổ phần vượt trần quy định mới. |
Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho rằng, nếu tập đoàn tài chính không bền vững thì nền kinh tế không thể phát triển bền vững.
"Hạn chế vẫn tồn tại là sở hữu chéo chằng chịt, trong điều kiện không minh bạch thì vô cùng khó kiểm soát. Cùng với đó, việc tuồn vốn cho công ty sân sau dễ dãi, tạo rủi ro lan truyền trong hệ thống, ưu đãi nội bộ nhằm lách luật, thiếu minh bạch" - ông Hoè nêu rõ bất cập.
Mấu chốt là minh bạch, giám sát
Về vấn đề này, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc sở hữu chéo liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ, ngành, tuy nhiên, đối tượng quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ là các tổ chức tín dụng nên việc sở hữu giữa các công ty trong lĩnh vực khác NHNN không có thông tin cũng như công cụ để kiểm soát.
Đồng thời, việc kiểm soát sở hữu chéo giữa các công ty ngoài ngành với ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để "lách" quy định của pháp luật về sở hữu chéo, sở hữu vượt mức quy định hoặc lách quy định về giới hạn cấp tín dụng nhóm khách hàng liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan.
"Điều này dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch, đồng thời, việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật" - ông Đức nhìn nhận.
Các chuyên gia đề xuất các giải pháp trong quản lý vấn đề sở hữu tại các ngân hàng. |
Cùng với đó, việc phát hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, do thông tin để xác định tính liên quan về sở hữu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng rất khó khăn. NHNN không chủ động được trong việc tra cứu thông tin cũng như xác định được độ chính xác, tin cậy của các nguồn thông tin; đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, công nghệ phát triển nhanh như hiện nay.
Trước những vấn đề còn tồn tại như trên, NHNN đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo, cho vay, đầu tư không đúng quy định.
Theo đó, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, đã sửa đổi bổ sung một loạt các quy định giúp tăng cường ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng.
Đánh giá cao những quy định siết chặt giới hạn sở hữu và tín dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật gần đây, dù vậy, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, mấu chốt của mọi mấu chốt vẫn nằm ở khâu giám sát thực thi luật. Đây là vướng mắc lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Cùng chung quan điểm, chuyên gia Phạm Xuân Hòe cho rằng, điểm quan trọng nhất là câu chuyện minh bạch và thực thi công tác quản lý, giám sát đầy đủ, khách quan trung thực và phải nâng các chuẩn mực tài chính.
Giám sát ở mức cao nhất với ngành ngân hàng "Chúng tôi cho rằng với ngành ngân hàng, mức độ giám sát phải ở cấp cao nhất. Ví dụ, thay vì cổ đông sở hữu 01% mới phải công khai thì danh sách toàn bộ cổ đông cần được công khai; thay vì chỉ khách hàng có dư nợ 10% vốn điều lệ ngân hàng mới công bố thì toàn bộ danh sách khách hàng vay vốn đều phải công bố trên website ngân hàng. Chỉ có công khai minh bạch thì mới có giám sát thực sự. Một người dân không nằm trong diện nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng lại là cổ đông nắm 1% vốn ngân hàng, một doanh nghiệp liên quan đến giới chủ vay rất nhiều từ ngân hàng, nếu được công khai chi tiết thông tin thì công chúng đều nhìn thấy và cơ quan chức năng phải xem xét ngay. Nếu 10 cổ đông, mỗi người được nhờ đứng tên sở hữu suýt soát 01% thì đã thành số gần gấp đôi giới hạn đối với một cổ đông cá nhân. Tất nhiên, rào cản của điều này là quy định bảo mật thông tin cá nhân nhưng luật ấn định thì cũng vẫn hợp lý và nhận được sự đồng thuận vì bảo vệ lợi ích chung lớn hơn, quan trọng hơn". |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bạo loạn Hà Tĩnh: Chính phủ và lực lượng công an không hề chậm chạp
- ·Khởi tố nhóm thanh niên cầm hung khí hỗn chiến làm bị thương người đi đường
- ·Trương Mỹ Lan đề nghị thu hồi 2.500 tỷ tiền nghĩa vụ của Tân Thành Long An
- ·Nhà nghỉ, khách sạn có được giữ căn cước công dân?
- ·Thủ tướng chỉ đạo cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi
- ·Nồng độ cồn bao nhiêu bị bảo hiểm từ chối bồi thường?
- ·Bắt cựu nhân viên trung tâm phát triển quỹ đất ở Đồng Nai
- ·Bắt trùm ma túy liên tỉnh Quốc 'Bố già'
- ·Thủ tướng chỉ thị: Cách ly toàn xã hội từ 0 giờ 1/4 trên phạm vi toàn quốc
- ·Trương Mỹ Lan xin được hưởng khoan hồng
- ·Hà Nội: 1 phường có 6 công trình vi phạm trật tự xây dựng
- ·Ô tô tải được đi hướng nào?
- ·Phẫu thuật thẩm mỹ, dùng nhiều tên giả để trốn truy nã
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan lãnh án chung thân
- ·Kiến tạo sức bật mới cho phát triển
- ·Trương Huệ Vân xin toà miễn hình phạt cho chồng Trương Mỹ Lan
- ·Điều tra vụ ẩu đả, nghi nổ súng trên phố ở Đồng Nai
- ·Tổng giám đốc tự ý bán tài sản của đối tác để lấy tiền trả nợ
- ·Tổng thống Putin sẵn sàng cho lễ nhậm chức tại điện Kremlin
- ·Nữ sinh 15 tuổi ở Vĩnh Phúc đâm bạn giữa lớp học