【tỷ số sunderland】Bảo vệ môi trường ở xã nông thôn mới
Hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã khó,ảovệmitrườngởxnngthnmớtỷ số sunderland nhưng việc giữ vững tiêu chí này còn khó hơn. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương đã có cách làm hiệu quả để giữ vững tiêu chí này.
Từ khi có hố chứa, người dân ý thức hơn trong việc bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng.
Là một trong 11 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2011-2015, nhờ xuất phát điểm có nhiều thuận lợi, lại được các cấp, các ngành hỗ trợ cùng sự đồng thuận của nhân dân, năm 2014 xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Theo đó, tính đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được hoàn thiện với hàng loạt tuyến đường trục liên xã, liên ấp được bê tông, cứng hóa; các công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... được xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh.
Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan, thế nhưng trong 19 tiêu chí thì tiêu chí môi trường luôn được địa phương xem là khó thực hiện và khó duy trì. Để giữ vững tiêu chí này, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư. Trong điều kiện còn khó khăn, tranh thủ sự hỗ trợ của ban, ngành tỉnh, trong năm 2016 và năm 2017, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang đã đầu tư 4km đường ống để góp phần giúp người dân được tiếp cận nước sạch, nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch trên địa bàn xã hơn 73%.
Bà Nguyễn Thị Thể, ở ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, chỉ tay về ống nước trước nhà cho hay: “Tuyến ống này hoàn thành cũng đã nửa tháng rồi, chắc không lâu sẽ có nước sạch để sử dụng. Người dân ở đây mong được xài nước máy lắm”. Theo bà Thể, từ trước đến nay, hầu hết người dân dọc tuyến này đều sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày, bây giờ có được nước sạch thì tiện lợi vô cùng.
Ông Võ Tứ Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, cho biết: Tiêu chí môi trường là một tiêu chí động, nhiều nội dung và mức độ phải đáp ứng yêu cầu cao. Chính vì thế, muốn đạt và giữ vững tiêu chí này, địa phương luôn xác định khâu đột phá trong công tác bảo vệ môi trường chính là nâng cao nhận thức, từ đó làm thay đổi thói quen, hình thành nếp sống văn minh, ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung của người dân. Do đó, trong thời gian tới, xã sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở về trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
Còn tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, những ngày này bức tranh nông thôn tươi mới với những con đường bê tông sạch đẹp rộng mở. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng quê nơi đây. Do tập quán sinh sống của người dân ở khu vực nông thôn còn lạc hậu, sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, thói quen đổ rác thải bừa bãi còn phổ biến. Chính vì những hành vi này đã khiến môi trường bị ô nhiễm. Vì thế, ngay sau khi xây dựng nông thôn mới, địa phương đã vận động người dân tự đào hố hoặc xây dựng lò đốt chất thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, ở 7/7 ấp đều đã được bố trí điểm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng…
Ông Nguyễn Văn Bé, ở ấp 9, xã Vị Thắng, nhớ lại: “Hồi trước bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, nông dân đều bỏ xuống sông hay bờ ruộng. Thời điểm đó còn xài chai thủy tinh nên nếu không may đi ruộng mà đạp trúng mảnh vỡ thì nguy hiểm vô cùng. Dù biết nguy hiểm, nhưng chúng tôi không còn cách nào khác. Vì thế, sau khi địa phương tuyên truyền về tác hại của loại rác thải này cũng như được hỗ trợ hố chứa thu gom bao bì thuốc bảo vệ đã qua sử dụng, người dân thấy phấn khởi. Giờ đây sau khi xịt thuốc xong, tôi bỏ riêng vào bọc, sau đó bỏ vào hố chứa”.
Ông Phạm Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Vị Thắng, cho biết: Sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM vào năm 2016, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã có nhiều nỗ lực để duy trì những tiêu chí đạt được. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác vấn đề thu gom và xử lý rác thải thực sự là bài toán khó đối với địa phương. Do vậy, trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm, góp phần cải thiện môi trường sống cho người dân trong xã.
Bài, ảnh: THANH THÚY
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Tiện ích từ sử dụng sổ liên lạc điện tử
- ·Năm 2020, giảm phát thải khí nhà kính từ 8% đến 10% so với 2010
- ·150 người mù nghèo, hoàn cảnh khó khăn được tặng quà
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Bão số 8 đi vào Trung Quốc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
- ·Phan Thành Tấn vinh dự đoạt Huy chương Bạc Taekwondo quốc gia
- ·Tập huấn điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Định kỳ kiểm tra, đánh giá giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Chuyện học vùng sâu
- ·Trên 258 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung
- ·Để những ngày hè thật sự bổ ích
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Lực lượng vũ trang huyện Lộc Ninh giúp nhân dân khắc phục lốc xoáy
- ·Công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
- ·TP Cà Mau nâng cấp cơ sở vật chất cho năm học mới
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Còn khoảng 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ nay đến cuối năm