【tiền thưởng vô địch c1】Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế
Cần thiết sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
Trình bày Tờ trình của của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi,ửađổiLuậtSởhữutrítuệđảmbảotươngthíchvớicácđiềuướcquốctếtiền thưởng vô địch c1 bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, qua 16 năm thi hành từ khi được ban hành năm 2005 đến nay, Luật SHTT đã phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ |
Tuy nhiên, bối cảnh phát triển hiện nay đã có nhiều thay đổi so với năm 2005. Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra tài sản này phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT vào năm 2009 và năm 2019 vẫn chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo cũng như chưa đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ.
Do đó, mục tiêu sửa đổi Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật về SHTT; kế thừa giá trị của các văn bản pháp luật đã được ban hành; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể gồm người sáng tạo, bên sử dụng, công chúng thụ hưởng.
Đồng thời, khuyến khích tổ chức, cá nhân sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu trong các lĩnh vực; bảo hộ quyền SHTT theo quy định tại Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục những bất cập trong thực tiễn 16 năm thi hành Luật SHTT hiện hành nhằm phục vụ quá trình phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay với việc Việt Nam tham gia nhiều cam kết quốc tế hướng đến việc nâng cao đáng kể mức độ bảo hộ và thực thi quyền SHTT, điển hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Những cam kết quốc tế này đòi hỏi việc nội luật hóa thông qua sửa đổi, bổ sung Luật SHTT.
Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung 93 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 81 điều), bãi bỏ 1 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau sửa đổi lên 233 điều. Với việc bổ sung nhiều nội dung, số lượng các điều dẫn chiếu lớn dẫn đến không thuận lợi cho việc phổ biến, tuyên truyền và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc đổi tên dự án “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ” thành “Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi)” để Quốc hội xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Chính phủ cũng xin ý kiến về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do còn ý kiến khác nhau.
Rà soát, hoàn thiện hơn quy định về quyền đăng ký sáng chế
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Luật với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Các tài liệu trong Hồ sơ dự án Luật đã bảo đảm theo yêu cầu quy định tại Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật không nhất trí với đề xuất tên gọi của Luật là Luật SHTT (sửa đổi) vì đề nghị sửa đổi tên gọi của Luật không thuyết phục. Với 07 chính sách được thể hiện trong dự thảo Luật, quá trình thẩm tra đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và thẩm định đều thống nhất tên gọi là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT. Nếu thay đổi tên gọi thành Luật sửa đổi, cần phải nghiên cứu toàn bộ 222 điều của Luật hiện hành để có phương án sửa đổi, bổ sung toàn diện, đáp ứng tối đa yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về SHTT.
Hơn nữa, với quỹ thời gian còn lại của quá trình xây dựng Luật để thực thi các cam kết quốc tế sẽ tạo thách thức không nhỏ cho việc hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về SHTT vì trường hợp sửa đổi toàn diện Luật sẽ đòi hỏi đồng thời phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, thay thế 44 văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT, ngoài ra còn có 39 văn bản pháp luật khác có quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng phải rà soát, sửa đổi để bảo đảm đồng bộ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá công tác chuẩn bị của Ban soạn thảo và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Dự thảo Luật cơ bản đã thể chế hóa được các chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến SHTT. Mặt khác, dự thảo Luật cũng đã đề cập trực tiếp và khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ giống cây trồng thời gian vừa qua; cũng như có những sửa đổi, bổ sung để tương thích với các cam kết và các điều ước quốc tế.
Để tiếp tục hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát để hoàn thiện, đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế; cân nhắc kỹ việc thu hẹp đáng kể quyền khai thác tác phẩm được trả phí của người làm sáng tạo bởi dự thảo đã mở rộng khá nhiều ngoại lệ sử dụng tác phẩm mà không phải trả phí. Điều này sẽ gây xung đột giữa bản quyền với quyền khai thác mà không phải trả phí.
Đặc biệt, tiếp tục rà soát để hoàn thiện hơn quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí… là kết quả nhiệm vụ khoa học, công nghệ từ ngân sách nhà nước. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tán thành với báo cáo thẩm tra, nhất trí với phương án quy định việc giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu lập luận kỹ lưỡng việc dự thảo quy định thu hẹp các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà bị xử phạt về hành chính. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quy định hiện hành không có vướng mắc. Quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ pháp luật hành chính không loại trừ nhau. Hơn nữa, vi phạm được xử lý hành chính sẽ được thực hiện nhanh, giảm chi phí tuân thủ của các bên, điều này cũng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc thêm một số nội dung cụ thể, xem xét bổ sung các quy định về các nội dung chuyển đổi số cần phải được quy định trong Luật như: Đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tuyến, tra cứu khả năng bảo hộ trực tuyến và tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp trực tuyến.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo
- ·Đề xuất trừ điểm bằng lái để buộc tài xế ý thức hơn
- ·Tổng cộng 91 năm tù cho nhóm giám đốc, chủ tịch lừa đảo
- ·Giảm 8 khoản phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
- ·Công bố bộ chỉ số FTA Index về thực hiện hiệp định tự do thương mại
- ·Quảng Trị: Phạt 105 triệu đồng 3 công ty vi phạm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
- ·Chặn đứng hàng lậu trên tất cả các tuyến đường
- ·Tài xế Grab bị người đàn ông chạy xe ôm truyền thống đâm tử vong
- ·HostingViet
- ·Vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà: Lỗ hổng “chết người”
- ·Cuộc khủng hoảng nước ảnh hưởng tới 1/4 nhân loại
- ·Phát hiện 10.000 gói dầu gội TIGI giả
- ·“Nóng” trên mọi tuyến đường
- ·Việt Nam sẽ loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030
- ·Tỷ phú Warren Buffett bán hơn 389 triệu cổ phiếu Apple trong quí II/2024
- ·Tổng cộng 91 năm tù cho nhóm giám đốc, chủ tịch lừa đảo
- ·ĐBQH: “Bội thực” chính sách phát triển kinh tế
- ·Giám đốc Công an Nam Định: Ngoài đời có tội phạm gì, trên mạng có tội phạm đó.
- ·TP.HCM: Tìm kiếm công nghệ, giải pháp vận hành tại Triển lãm quốc tế ngành nhựa, cao su
- ·Việt Nam và Liên minh châu Âu ký hiệp định FPA