会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng 2 hàn quốc】Giải pháp tình thế ứng phó với triều cường ở Đồng Tháp!

【bảng xếp hạng 2 hàn quốc】Giải pháp tình thế ứng phó với triều cường ở Đồng Tháp

时间:2024-12-23 21:29:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:684次

Mấy ngày qua,ảiphptnhthếứngphvớitriềucườngởĐồbảng xếp hạng 2 hàn quốc lũ kết hợp với triều cường dâng cao theo con nước cuối tháng 8 - đầu tháng 9 âm lịch đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, việc làm và đi lại của người dân nhiều địa phương phía Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, thuỷ triều đã xuống, song bà con khu vực hạ nguồn của tỉnh Đồng Tháp cũng lo lắng khi con nước rằm tháng 9 âm lịch sắp cận kề.

Thuỷ triều dâng cao, các tuyến đường tại Chợ Cái Tàu Hạ, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp bị ngập sâu.

Ảnh hưởng từ nông thôn đến đô thị

Canh tác hơn 7000 m2 lúa Thu Đông tại ấp An Hưng, xã An Khánh, huyện Châu Thành, ông Trần Văn Chính cho biết gần một nửa diện tích bị ảnh hưởng do nước tràn bờ đê ngày 7/10 (tức 28/8 âm lịch). Những bó lúa thu hoạch vớt vát chìm trong nước nay đã úa màu hoặc đã lên mộng, phải được cắt và tuốt thủ công. Tuy nhiên, những hạt lúa được thu hoạch vì tiếc của cũng chỉ để cho gà vịt ăn.

Ông Chính ngậm ngùi nói, năm nay nước lớn hơn mọi năm. Nước dâng cao hơn bờ đê từ 20 - 30 cm nên tràn bờ và gây lở một đoạn đê ô bao. Người dân tại ấp An Hưng trở tay không kịp nên đành chịu thất thu khoảng 50% cho vụ lúa Thu Đông muộn này.

Theo thống kê của huyện Châu Thành, thủy triều dâng cao những ngày cuối tháng 8 - đầu tháng 9 âm lịch đã làm nước tràn qua nhiều đoạn ô, đê bao đe dọa hàng trăm ha lúa vụ Thu Đông và nhiều diện tích trồng cây ăn trái của nông dân. Chỉ tính riêng diện tích lúa, đã có hơn 250 ha lúa bị ngập, 600 ha bị đổ ngã.

Tại xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, ông Nguyễn Đăng Định, Bí thư Đảng uỷ xã xác nhận, ngày 10/10 (nhằm mùng 2/9 âm lịch), một đoạn đê trên 20 mét tại ấp Đông Khánh đã bị vỡ. Sự cố đã làm 6 tấn cá, ếch nuôi tràn ra ngoài và 50 ha trồng cây ăn trái như xoài, mít, chanh,... của hơn 40 hộ dân trong khu ô bao bị ngập sâu trong nước. Ước tính thiệt hại hơn 150 triệu đồng.

Ông Định thông tin thêm, ngoài nguy cơ bị nước đe doạ đến sản xuất, người dân còn phải đối mặt với hiểm hoạ thiệt hại về người khi sử dụng các phương tiện, thiết bị để ứng phó với những con nước, nhất là các vật dụng liên quan đến điện. Tính từ tháng 9 đến tháng 10/2018, trên địa bàn xã Tân Khánh Đông đã có 2 trường hợp tử vong do sử dụng máy bơm điện để bơm thoát nước, tiêu úng bảo vệ các diện tích sản xuất.

Triều cường kết hợp với lũ không chỉ ảnh hưởng các khu vực sản xuất ở vùng nông thôn, con nước năm nay còn khiến nhiều nhà dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan, trường học,... tại các khu vực nội ô các huyện phía Nam của tỉnh Đồng Tháp như thành phố Sa Đéc, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành. Theo đó, nhiều nơi đã rơi vào tình trạng ngập sâu mỗi khi thuỷ triều dâng.

Ghi nhận tại huyện Lai Vung, có thời điểm, mực nước tại cột tiêu báo lũ cao hơn mức mức báo động 3 từ 1 - 5 cm. Mặc dù chưa ghi nhận thiệt hại về sản xuất nhưng nhiều nhà cửa, đường đi, trường học đã bị ngập. Một số tuyến đường ngập sâu 30 - 40 cm, ảnh hưởng việc đi lại của người dân. Tình trạng này cũng diễn ra tại thành phố Sa Đéc, nhất là ở khu vực phường 3 và phường 4, ven bờ sông Tiền, hàng chục nhà dân đã bị ngập sâu trong nước, có nơi nước ngập lên cao gần 1 m.

Làm nghề sửa cơ khí tại nhà ở phường 3, thành phố Sa Đéc, anh Phạm Ngọc Thông nói, khu vực này nhà đã cất lâu năm nên nền còn khá thấp. Mọi năm tình trạng ngập vào tháng 9 âm lịch vẫn có xảy ra nhưng năm nay nước dâng cao hơn 50 cm, tình trạng ngập sâu nằm ngoài dự đoán. Mặc dù đầu mùa nước, người dân đã chủ động kê kích đồ đạc, vật dụng trong nhà nhưng hiện tại, công việc này phải thực hiện nhiều lần theo mực nước lên hằng ngày.

Ông Thông lo lắng nói, mặc dù nước dâng gây ngập chỉ kéo dài từ 3 - 4 tiếng đồng hồ, nhưng tình trạng này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt và buôn bán của người dân. Hiện tại, triều cường đã xuống, bà con nơi đây lo lắng khi con nước rằm tháng 9 và cuối tháng 9 - đầu tháng 10 âm lịch sắp cận kề.

Thực hiện nhiều biện pháp "tình thế"

Ông Trần Văn Chính canh tác hơn 7000 m2 lúa thu đông tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, nhưng gần một nữa diện tích bị ảnh hưởng do nước tràn bờ đê.

Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, mực nước cao nhất ngày 13/10, trên sông Tiền tại Tân Châu là 3,26 m, tại Mỹ Thuận là 1,77m (dưới báo động 3 là 0,03m); trên sông Hậu tại Châu Đốc là 3,11m (trên báo động 1 là 0,11m), tại Cần Thơ là 1,93m (trên báo động 3 là 0,03m). Hiện tại, mực nước sông Cửu Long đang xuống, sau đó lên lại từ ngày 18/10. Đến ngày 25/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 3,05m; tại Châu Đốc ở mức 2,95m (dưới báo động 1 là 0,05m), tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long ở mức báo động 1 - báo động 2.

Nền nhà cao hơn mặt đường 30 cm nhưng vẫn bị con nước đầu tháng 9 âm lịch tràn vào, ông Nguyễn Thanh Hoang chủ cửa hàng tạp hoá Nhãn tại chợ Cái Tàu Hạ, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành cho biết, chưa năm nào bị ngập như thế này. Để duy trì kinh doanh, ông Hoang cũng như nhiều hộ kinh doanh xung quang phải dùng bao tải cát đặt trước thềm nhà để ngăn không cho nước tràn vào.

Trước dự báo của các ngành chuyên môn và theo kinh nghiệm của bản thân, ông Hoang cho rằng, những con nước tới mực nước có thể sẽ cao hơn. Cho nên, nước rút, ông Hoang tranh thủ lấy tấm tôn và mua cát dựng "dã chiến" cho chắc chắn để đón đầu con nước tới. Không làm trước, triều cường lên lại lúng túng.

Ông Nguyễn Ngọc Việt, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, địa phương liên tục cập nhật, theo dõi tình hình thuỷ văn của địa phương để tuyên truyền, giúp dân kê kích đồ đạc. Đối với các tuyến đường nông thôn thuộc vùng trũng thấp như Tân Nhuận Đông, An Nhơn, An Khánh... lực lượng tại chỗ ở các xã phối hợp người dân đắp các "tuyến đê giả" cao thêm từ 30 - 50 cm để chống chọi với con nước rằm tháng 9. Mục đích là bảo vệ các vườn cây ăn trái và thu hoạch dứt điểm trà lúa Thu Đông.

Cũng tâm thế "phòng hơn chống" sau vụ vỡ đê ngày 10/10, anh Nguyễn Trường Sơn cho biết, tổng thiệt hơn 40 triệu đồng khi hơn 50% sản lượng cá trê sắp đến ngày thu hoạch và một lượng ếch giống bị thoát ra là bài học đắt giá cho anh. Hiện tại, sau khi cùng bà con gia cố đoạn đê đã vỡ, anh Sơn đã chủ động nâng các vèo ếch lên cao khỏi mặt nước từ 1 - 1,2 m. Đồng thời, 40 hộ dân trong khu ô bao này đã lên lịch đi tuần tra các tuyến đê bao, qua đó kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố giảm bớt thiệt hại.

Ông Lê Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh cho biết, tính đến cuối tháng 9/2018, hơn 450 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bị thiệt hại do lũ, ước thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp khoảng 7,2 tỷ đồng.

Nhận định tình hình triều cường kết hợp với lũ có khả năng còn diễn biến phức tạp cho đến tháng 10/2018 nên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh yêu cầu việc chỉ đạo điều hành theo dõi sát diễn biến tình hình mưa, lũ tại các địa phương vẫn luôn được thực hiện hàng ngày. Mặt khác, dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin thường xuyên được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp và người dân biết chủ động phòng ngừa, ứng phó.

Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường kiểm tra đê bao, gia cố ngay những đoạn đê bao cống đập còn thấp, chủ động bơm tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp một cách an toàn; song song đó, phải tổ chức, chỉ đạo lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai trong tư thế sẵn sàng ứng trực hỗ trợ người dân ứng phó hiệu quả, đảm bảo an toàn về người, tài sản, hạn chế thiệt hại do lũ gây ra. Đối với các địa phương thực hiện xả lũ lấy phù sa, sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa Thu Đông cần tiến hành xả lũ có kiếm soát để giảm áp lực lũ và vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị mùa vụ mới.

Theo Chương Đài (TTXVN)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tuyên truyền về Đại hội XIII: Báo chí là lực lượng chủ lực, có vai trò quan trọng
  • PM hails RoK people’s contributions to bilateral ties
  • NA Chairman praises Bình Phước's socio
  • Central inspection commission takes action against wrongdoings
  • Để bảo hiểm xã hội đến gần hơn nữa với người dân...
  • Việt Nam attends 14th ASEANAPOL Contact Persons Meeting in Malaysia
  • Việt Nam attends 14th ASEANAPOL Contact Persons Meeting in Malaysia
  • President sets off for state visits to Laos, Cambodia
推荐内容
  • Tăng cường năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước
  • President arrives in Phnom Penh, beginning state visit to Cambodia
  • PM Chính inspects key transport project in Hưng Yên
  • Criminal proceedings launched against former National Assembly deputy
  • Dặm dài yêu thương nối mọi miền đất nước
  • President Tô Lâm receives Laos front leader in Vientiane