【kèo mu vs】Xuất khẩu gỗ 20 tỷ USD "trong tầm tay"
Xuất khẩu lâm sản cả năm nắm chắc 12 tỷ USD | |
Gấp rút tăng tốc,ấtkhẩugỗtỷUSDquottrongtầkèo mu vs xuất khẩu gỗ "cán đích" 12 tỷ USD? |
Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp và Viforest ký kết quy chế phối hợp |
Phát biểu tại Lễ ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) giai đoạn 2020-2025 sáng nay, 1/9, tại Hà Nội, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, phạm vi phối hợp trong lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Tổng cục Lâm nghiệp và Viforest sẽ trực tiếp gặp gỡ để thông báo, trao đổi thông tin, tài liệu, trao đổi thông qua văn bản, điện thoại, hệ thống thư điện tử.
Bên cạnh đó, tổ chức các đoàn công tác và cử cán bộ phối hợp, tổ chức các cuộc họp hàng năm, hai bên sẽ luân phiên tổ chức họp để đánh giá việc thực hiện các hoạt động đề ra mà hai bên đã thống nhất trước đó; đồng thời xây dựng kế hoạch phối hợp cho thời gian tiếp theo hoặc có thể tổ chức họp bất thường nếu thấy cần thiết.
Về nguyên tắc phối hợp, việc trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa hai bên phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên; yêu cầu quản lý chế biến và thương mại lâm sản, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, đây là sự kiện hết sức quan trọng cho ngành lâm nghiệp.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã hình thành được hệ sinh thái khá đầy đủ về ngành kinh tế lâm nghiệp. Năm 2019, xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản nói chung đạt trên 11 tỷ USD. Năm nay, con số xuất khẩu dự kiến sẽ vượt 12 tỷ USD.
Việt Nam hiện đang đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 châu Á, thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản. Có được kết quả này là sự cố gắng vượt bậc. Bên cạnh đó, điểm rất đáng tự hào nữa là trước dây, Việt Nam "vừa chạy vừa xếp hàng", 80% nguyên liệu phải nhập khẩu, còn hiện nay cơ bản đã chủ động được nguồn nguyên liệu.
"Chúng ta hình thành được hệ thống doanh nghiệp cả trong nước và doanh nghiệp FDI, đủ sức phát triển sâu ngành công nghiệp chế biến lâm nghiệp", người đứng đầu ngành nông nghiệp nhận định.
Cũng theo Bộ trưởng Cường, cách đây 10 năm không ai dám nghĩ Việt Nam xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản đạt 10 tỷ USD. Mục tiêu đến 2025 xuất khẩu đạt 20 tỷ USD gỗ, sản phẩm gỗ, lâm sản là "trong tầm tay", thậm chí còn có thể cao hơn nữa.
Trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, xuất khẩu lâm sản cả năm nay vẫn nắm chắc hơn 12 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
"Mong rằng sự phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Viforest là nền tảng, là cơ sở giữa cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội, phối hợp chặt chẽ để 3 khu vực Chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp và người dân cùng vào cuộc với quyết tâm cao nhất, từng bước giúp Việt Nam đạt được kết quả xứng đáng “rừng là vàng”, không chỉ kinh tế phát triển mà còn đảm bảo sự bền vững quốc gia, bền vững đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest chia sẻ, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện đã trở thành một ngành phát triển năng động nhất hiện nay.
Sự năng động thể hiện qua các chỉ số như kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng hàng năm, thường ở mức 2 con số. Ngành ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia các khâu của chuỗi cung và một đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Sự năng động của ngành còn thể hiện qua khía cạnh các doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu ngành càng nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu, về các khía cạnh như tính hợp pháp của gỗ, các khía cạnh về môi trường, xã hội, đặc biệt từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Australia.
"Tôi đánh giá quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Viforest là một trong những bước đột phá trong việc hình thành các kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý lâm nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh ngành gỗ đang có nhiều thay đổi", ông Lập nói.
Quy chế phối hợp sẽ tập trung vào trao đổi và phối hợp thông tin về chế biến thương mại lâm sản, quản lý rừng bền vững, chững chỉ rừng. Quy chế bao trùm toàn bộ các khía cạnh đang có sự phát triển năng động nhất và cũng bao gồm các khía cạnh hiện đang có nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi cả cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách có sự quan tâm đặc biệt.
Thực hiện quy chế có hiệu quả sẽ là hình mẫu trong việc xây dựng chính sách và thực thi chính sách, nhằm tăng cường cơ hội và giảm rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh cung – cầu thế giới đang có rất nhiều biến động như hiện nay.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Từ ngày 15/6, doanh nghiệp kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép
- ·Người thu nhập thấp sắp hết cửa mua nhà?
- ·7 góc ban công lãng mạn và tầm nhìn tuyệt đẹp
- ·Tết Nguyên đán 2017: Quất bonsai thế gà gây sốt thị trường
- ·CABINETMASTER Giải Đáp: Xưởng gỗ công nghiệp cần những dòng máy nào?
- ·Xu hướng mua biệt thự phố vườn kiến trúc Pháp
- ·Những dự án BĐS ‘nâng cánh’ đất Củ Chi, Cần Giờ
- ·Nhà tái định cư: Gặp khó vì quản nhiều sao không trả thành phố?
- ·Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại thị xã Kiến Tường
- ·Xi Grand Court tung ưu đãi hấp dẫn dịp cuối năm
- ·Giá heo hơi hôm nay 10/5/2023: Lình xình ở mức giá thấp
- ·Hà Nội không làm đại lộ danh vọng bên hồ Gươm
- ·Chính phủ Anh cân nhắc về việc triển khai tiền kỹ thuật số “Britcoin”
- ·căn hộ lột xác sang chảnh khó tin với 150 triệu
- ·Xét tuyển đại học bằng điểm học bạ 5 học kỳ
- ·Cuba: Các đại biểu bầu chọn ban chấp hành trung ương mới
- ·Căn hộ hướng biển
- ·Tổng thống Ai Cập yêu cầu các biện pháp giảm tải cho tàu Ever Given
- ·Nhiều mẫu lồng đèn mới xuất hiện dịp Trung thu năm nay
- ·Khu chung cư Đồng Tàu: Dân trắng tay vì mua “nhầm” chỗ để xe