会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so bóng đá】Chủ tịch VCCI: Cần coi kinh tế tư nhân là động lực và rường cột của nền kinh tế!

【ti so bóng đá】Chủ tịch VCCI: Cần coi kinh tế tư nhân là động lực và rường cột của nền kinh tế

时间:2024-12-23 22:08:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:600次

TS Vũ Tiến Lộc,ủtịchVCCICầncoikinhtếtưnhnlđộnglựcvrườngcộtcủanềnkinhtếti so bóng đá Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị khẳng định vai trò động lực và rường cột của khu vực kinh tế tư nhân - khu vực kinh tế của người dân và các doanh nghiệp dân tộc trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, tự cường và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được cổ vũ mạnh mẽ khi chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, Đảng ta đã hai lần ra nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân. Đầu tiên là Nghị quyết 14-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa IX ngày 18/3/2002 và mới đây là Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII ngày 3/6/2017.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc. Ảnh: TTXVN

Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân gợi nhớ về Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp (thường gọi là khoán 10) của TW 30 năm về trước – Nghị quyết của nguồn cảm hứng đổi mới và là hòn đá tảng đầu tiên trên con đường cải cách kinh tế ở Việt Nam.

Là người đã gắn bó nhiều năm với sự nghiệp phát triển kinh tế tư nhân những năm qua và được tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo cả 2 Nghị quyết về kinh tế tư nhân của Đảng (với tư cách là thành viên Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập), TS Vũ Tiến Lộc tin tưởng Nghị quyết 10 lần này sẽ là nguồn cảm hứng và dấu ấn đột phá, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa khởi nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân.

"17 năm qua, kể từ khi chúng ta có Nghị quyết đầu tiên về kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển vượt bậc. Chúng ta đã có một khu vực tư nhân đông đảo gồm hơn 700.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và 5,2 triệu hộ kinh doanh. Đất nước cũng đã có những tỷ phú Việt đầu tiên và nhiều thương hiệu Việt được thế giới công nhận. Mặc dù vậy, chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều điều khiến chúng ta không thể không trăn trở. Chúng ta chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp dân tộc, năng suất của khu vực tư nhân nói chung còn thấp, tính phi chính thức cao, nền kinh tế có quá ít các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn, khả năng kết nối vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu…", TS Vũ Tiến Lộc nêu thực tế.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, TS Vũ Tiến Lộc nêu một số kiến nghị, tập trung vào một số vấn đề lớn:

1. Xác định kinh tế tư nhân là động lực và “rường cột” của nền kinh tế nước nhà

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đang là cỗ máy tạo việc làm lớn nhất trong nền kinh tế, gánh vác trọng trách lịch sử chuyển dịch lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp năng suất thấp sang khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn.

Đóng góp cho tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân trong nước ngày càng tăng lên, hiện đã đạt tỷ lệ 40% GDP của nền kinh tế và tỷ lệ này đang tiếp tục gia tăng. Nghị quyết 10 đã đề ra mục tiêu khu vực kinh tế tư nhân trong nước sẽ đóng góp 50% GDP vào năm 2020, tiến tới 55% vào năm 2025 và 60 - 65% vào năm 2030. Đó là những mục tiêu hiện thực.

"Vì vậy, chúng tôi đề nghị khẳng định vai trò động lực và rường cột của khu vực kinh tế tư nhân - khu vực kinh tế của người dân và các doanh nghiệp dân tộc - trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, tự cường và phát triển bền vững ở Việt Nam", TS Vũ Tiến Lộc nói.

Tập đoàn BIM Group vừa khánh thành cụm 3 nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận với công suất 330 MWP. Đây là cụm nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tính tới thời điểm hiện tại. Ảnh: Vietnamplus

2. Chuyển trọng tâm công tác của Chính phủ từ tháo gỡ khó khăn sang tạo điều kiện thuận lợi và yểm trợ cho doanh nghiệp

Để phát huy vai trò động lực và rường cột của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thì điều quan trọng không phải chỉ phát triển khu vực này về số lượng mà phải nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

“Thể chế nào thì doanh nhân đó”, vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục bứt phá về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh với quyết tâm tất cả các chỉ tiêu phải đạt TOP 50 của thế giới, và điểm số chung phải lọt vào TOP 3, TOP 4 trong ASEAN. Đó là những ưu tiên quan trọng nhất cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

3. Luật Doanh nghiệp sửa đổi cần có giải pháp đột phá mở đường cho các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ có thể lớn lên

Trong số 700.000 doanh nghiệp đăng ký chính thức đang hoạt động, theo tiêu chí của chúng ta, DN lớn chỉ chiếm 0,65%, DN cỡ vừa 5,85%, còn lại 93,5% là DN nhỏ và siêu nhỏ. Còn nếu tính theo tiêu chí của thế giới và nếu tính cả khu vực hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ DN nhỏ và siêu nhỏ còn lớn hơn nhiều. Do quy mô nhỏ, không có được lợi thế về quy mô, nên chúng ta chưa có được một cộng đồng doanh nghiệp mạnh.

Để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo VCCI đề nghị Luật Doanh nghiệp sửa đổi sắp tới phải hướng tới mục tiêu tạo lập khung khổ pháp lý vững chắc cho sự phát triển của khu vực hộ kinh doanh cá thể và khuyến khích họ chuyển đổi thành doanh nghiệp. Đồng thời giảm mạnh các thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để doanh nghiệp có thể lớn lên.

4. Dùng một luật để sửa nhiều luật về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh để khắc phục nhanh những điểm nghẽn về thể chế

VCCI đề nghị Chính phủ trình Quốc hội theo định kỳ một “luật sửa nhiều luật về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh” (tương tự như chuỗi các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 của Chính phủ) để khắc phục sớm những điểm nghẽn, bảo đảm sự nhất quán trong khung khổ pháp luật hiện nay về doanh nghiệp và đầu tư kinh doanh.

Ban hành một luật sửa đổi nhiều luật về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh là một giải pháp phù hợp để đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và các dự án đầu tư.

5. Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, trung lập hóa bộ máy làm chính sách

Để tạo sự bứt phá trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt trong cải cách thủ tục hành chính và dẹp bỏ giấy phép con, TS Vũ Tiến Lộc đề nghị thay cho cách tiếp cận truyền thống là giao cho các bộ, ngành tự rà xét và đưa ra các giải pháp cắt giảm điều kiện kinh doanh, bằng việc giao cho VCCI chủ trì cùng với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ - CIEM và các hiệp hội doanh nghiệp chủ động rà xét và kiến nghị danh sách các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính cần tiếp tục đơn giản hóa hoặc loại bỏ để báo cáo trực tiếp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị với các bộ ngành.

Trong từng bộ, ngành, đề nghị giao nhiệm vụ đề xuất cắt giảm cho các bộ phận độc lập thay vì các bộ phận đang cấp giấy phép trên cơ sở lắng nghe ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp và tham vấn ý kiến của cơ quan chuyên môn. Vì nhiệm vụ xây dựng thể chế là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ/ngành, nên cần bố trí những cán bộ có năng lực nhất vào bộ phận này cùng với chính sách đãi ngộ thỏa đáng với họ.

6. Dùng "gương soi" năng lực cạnh tranh cấp sở ban ngành, quận huyện (DDCI) để thúc đẩy thực thi

VCCI khuyến nghị các tỉnh, thành phố giao cho các hiệp hội DN xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp quận, huyện, sở, ban, ngành (DDCI) để giám sát và tăng cường kỷ luật thực thi của bộ máy điều hành và công chức. Bằng cách này sẽ chuyển được "lửa cải cách" xuống cơ sở, tạo dựng niềm tin, động lực và áp lực cải cách ở các địa phương, tránh tình trạng "trên nóng dưới lạnh".

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group đầu tư với số vốn khoảng 7.700 tỷ đồng đã khai trương vào cuối năm ngoái. Ảnh: Diệp Thu

7. Đối tác công - tư là chìa khóa thành công

Xã hội hóa dịch vụ công và thực hành đối tác công - tư (PPP) trong mọi lĩnh vực có thể là con đường huy động sức dân cho các mục tiêu phát triển. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong nội dung cải cách của các bộ ngành và chính quyền các địa phương.

"Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, so với các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và phi chủ quản hóa các doanh nghiệp nhà nước, thì nhiệm vụ xã hội hóa các dịch vụ công các bộ ngành đang còn triển khai rất chậm trễ", TS Vũ Tiến Lộc đánh giá.

Ông đề nghị Quốc hội và Chính phủ yêu cầu các bộ ngành và chính quyền các địa phương xây dựng và triển khai quyết liệt chương trình này (theo đúng chủ trương của Đảng: việc gì người dân và doanh nghiệp, các tổ chức xã hội làm được thì Nhà nước không ôm), để đạt được mục tiêu tinh giản hóa bộ máy, giảm chi tiêu và đầu tư của nhà nước, huy động được nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đồng thời mở ra thị trường và không gian phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân.

Đối với các dịch vụ phát triển kinh doanh, đề nghị các bộ ngành và địa phương có kế hoạch chuyển giao sớm cho các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Các công trình dự án đầu tư công lớn cần đưa ra bàn bạc với cộng đồng doanh nghiệp.

8. Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời khỏi các chính sách tái cấu trúc khu vực DN nhà nước và thu hút chọn lọc các DN FDI

Thực hiện chủ trương này, chúng ta có thể vừa tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, vừa tạo dư địa cho phát triển kinh tế tư nhân. Các biện pháp cần triển khai là: Tạo điều kiện khu vực tư nhân, nhất là các DN nhỏ và vừa có thể tham gia mua cổ phần của các DN nhà nước, tham gia các dự án của Nhà nước và các gói thầu mua sắm công… Xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp để định hướng làn sóng đầu tư FDI mới phù hợp với yêu cầu của đất nước và không chèn lấn sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước...

9. Bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính như bảo vệ “tài sản quốc gia”

VCCI đề nghị Chính phủ chủ động phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp liên quan đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp, đảm bảo thủ tục xét xử các tranh chấp kinh doanh nhanh gọn, minh bạch và hiệu quả; có chiến lược thúc đẩy hình thức giải quyết tranh chấp dưới hình thức trọng tài và hoà giải thương mại; kiểm soát và giảm thiểu tối đa các vụ việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế...

10. “Made-in-Vietnam”, “Made-by-Vietnam” là màu cờ, sắc áo

Về phần mình, cộng đồng doanh nghiệp một mặt, cần chung tay với Chính phủ trong việc tiếp tục hiến kế thúc đẩy cải cách thể chế, mặt khác phải xuất phát từ tầm nhìn phát triển bền vững để định vị lại chiến lược, cơ cấu lại quản trị, nâng cấp các hoạt động đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số, hướng tới các chuẩn mực toàn cầu.

VCCI đề nghị cộng đồng doanh nghiệp với sự yểm trợ của Chính phủ, đoàn kết thực hiện các chương trình “Khởi nghiệp”, chương trình “Doanh nghiệp phát triển bền vững”, chương trình “Nâng cao năng suất quốc gia” và chương trình “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và thế giới”. Đó là những trọng tâm của phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân vì “mầu cờ, sắc áo Việt Nam” trong thời đại mới.

Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 khai mạc sáng 2/5 tại Hà Nội, thu hút hơn 2.000 doanh nghiệp tư nhân tham gia. Đây là sự kiện cấp cao có quy mô quốc gia lớn nhất trong 2019 về những vấn đề then chốt của nền kinh tế, đặc biệt là giải pháp phát triển cho khu vực tư nhân. Dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự phiên toàn thể.

Theo Hoàng Dương/Báo Tin tức

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Hộ chiếu vắc
  • Việt Nam, Thailand work to ensure Mekong river water usage
  • Swiss investors welcome in VN
  • Việt Nam and US to strengthen ties in national defense
  • Đảm bảo nguồn cung hàng hóa để ổn định tâm lý nhân dân
  • Hà Nội voters share views with Party head
  • VN, Laos reaffirm ’highest priority’ ties
  • More effort needed to meet growth target
推荐内容
  • Vụ chạy thận 9 người chết: Luật sư nói gì về mức án đề nghị với BS Hoàng Công Lương?
  • President hosts Japanese guest, Iranian Ambassador
  • Leaders offer condolences on Thai King’s death
  • NA Chairwoman meets Cambodian leaders
  • Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong bổi cảnh dịch Covid
  • Party chief gives direction at Party Central Committee’s plenum