会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang bong da hang 2 duc】Cải cách quản lý nợ công: Tiến tới xây dựng mô hình cơ quan quản lý nợ công thống nhất!

【bang xep hang bong da hang 2 duc】Cải cách quản lý nợ công: Tiến tới xây dựng mô hình cơ quan quản lý nợ công thống nhất

时间:2024-12-23 11:47:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:116次

Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh​

TheảicáchquảnlýnợcôngTiếntớixâydựngmôhìnhcơquanquảnlýnợcôngthốngnhấbang xep hang bong da hang 2 duco bản tin nợ công số 14 vừa được Bộ Tài chính công bố, giai đoạn 2017 - 2021, các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, giảm dần qua các năm, nằm trong giới hạn trần được Quốc hội phê chuẩn cho từng giai đoạn và có xu hướng giảm dần, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và bồi đắp dư địa chính sách tài khóa.

Cụ thể, mức nợ công năm 2017 tương đương 61,4% GDP, năm 2018 là 58,3% GDP, năm 2019 còn 55%, năm 2020 là 55,9% và đến năm 2021, tương đương 43,1% GDP.

Nợ chính phủ cũng giảm từ tỷ lệ 51,7% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 còn 39,1% GDP. Nợ chính phủ bảo lãnh từ 9,1% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 là 3,8% GDP. Nợ chính quyền địa phương năm 2021 vào khoảng 0,6% GDP trong khi năm 2017 bằng 1,1% GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia tính đến hết năm 2021 giảm còn 38,4% GDP so với năm 2017 là 49% GDP.

Nguồn: Bộ Tài chính     								   Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Thế Dương

Tính đến năm 2021, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 6,2%, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước vào khoảng 21,8%.

Đáng chú ý là nợ nước ngoài giảm đi còn nợ trong nước tăng lên, đến hết năm 2021, nợ vay nước ngoài khoảng 1,075 triệu tỷ đồng; nợ vay trong nước tăng lên hơn 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm 67,2% dư nợ chính phủ.

Như vậy, các chỉ tiêu an toàn nợ công đảm bảo nằm trong mức trần, ngưỡng nợ được Quốc hội cho phép, tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 (trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP, trần nợ chính phủ hàng năm không quá 50% GDP, trần nợ nước ngoài quốc gia hàng năm không quá 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước không quá 25%, trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) không quá 25%).

Cải cách thể chế quản lý nợ dần tiệm cận với thông lệ quốc tế

Mới đây, tại hai cuộc hội thảo do Bộ Tài chính phối hợp với nhóm chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tổ chức, các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm về thể chế quản lý nợ công và đưa ra khuyến nghị lộ trình cải cách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thể chế quản lý của Việt Nam.

Theo chia sẻ của ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), công tác quản lý nợ công tại Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo cơ chế phân công, phối hợp nhưng chưa có sự chuyên môn hóa về một đầu mối. Các công cụ quản lý nợ công như chiến lược vay, trả nợ công 10 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, các hạn mức vay nợ đã được thể chế hóa và triển khai hiệu quả, tích cực từ khi Luật Quản lý nợ công năm 2017 có hiệu lực.

Bộ Tài chính hiện đang sử dụng 2 mô hình quản lý nợ công

Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính hiện đang sử dụng 2 mô hình quản lý nợ công là chiến lược nợ trung hạn (MTDF) về các kế hoạch quản lý nợ của Ngân hàng Thế giới và quản lý nợ bền vững (DSA). Đây là một trong những mô hình quản lý nợ chủ đạo có liên hệ mật thiết với nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia.

Ông Võ Hữu Hiển cho rằng, để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, trong bối cảnh khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi giảm đi, danh mục nợ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro khi vị thế, vai trò kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, việc tăng cường áp dụng các công cụ quản lý nợ hiện đại và cơ chế quản lý rủi ro danh mục nợ đồng bộ, thống nhất từng bước áp dụng các thông lệ tốt trong quản lý nợ công theo chuẩn mực quốc tế là cần thiết.

Còn theo ông Mike Williams - chuyên gia độc lập của IMF, mục tiêu chính của quản lý nợ công là đảm bảo đáp ứng được nhu cầu huy động vốn và các nghĩa vụ thanh toán của Chính phủ với chi phí thấp nhất có thể trong trung đến dài hạn, phù hợp với rủi ro ở mức độ cẩn trọng,… Công tác quản lý nợ phải bao quát được những nghĩa vụ tài chính mà chính phủ kiểm soát.

Cũng theo ông Mike Williams, các nước thành lập cơ quan quản lý nợ (DMO) với 2 lý do chính: thứ nhất, đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch; thứ hai là nâng cao năng lực, hiệu suất và hiệu quả.

Với lý do thứ nhất, trong nội bộ, tập trung vào nhiệm vụ quản lý nợ; tạo điều kiện để tách biệt giữa hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Với bên ngoài, chú trọng cảm nhận của thị trường về các mục tiêu và chủ trương chính sách; chú trọng phân tách giữa quản lý nợ và chính sách tiền tệ.

Cách thức tổ chức quản lý nợ công ở Việt Nam tương đối khác với nhiều nước. Dù cơ chế hiện tại vẫn phát huy tác dụng, thông tin lưu chuyển và phối hợp khá tốt, nhưng việc phân tích để đưa ra quyết định vẫn cần có sự tích hợp, tập trung sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

* Ông Mike Williams - chuyên gia độc lập của IMF:

Thay đổi cơ chế quản lý phân tán để có các quyết định tập trung hơn

Cải cách quản lý nợ công: Tiến tới xây dựng mô hình cơ quan quản lý nợ công thống nhất
Ông Mike Williams

Một vấn đề hiện nay của cách quản lý nợ phân tán là thứ tự ưu tiên của các đơn vị khác nhau, điều này qua thời gian dài sẽ bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý mang lại hiệu quả cao nhất.

Thay đổi mang tính cách mạng về quản lý nợ công sẽ phát tín hiệu tích cực cho thị trường và mang lại thông điệp rõ ràng với các đối tác hơn là cách làm thay đổi dần dần. Do đó, Việt Nam nên thay đổi cơ chế quản lý phân tán để có các quyết định tập trung hơn.

Ở các nước thuộc thị trường mới nổi, cơ quan quản lý nợ nên được đặt trong hoặc gần với Bộ Tài chính. Nếu đặt bên trong Bộ Tài chính sẽ ít gây áp lực hơn cho khung quản trị; giảm bớt rủi ro ủy thác; gần với chức năng ngân sách và kế hoạch; tạo thuận lợi cho Bộ Tài chính giám sát hiệu quả hoạt động.

Các cơ quan quản lý nợ hiện đại không dừng lại ở quản lý nợ mà còn quản lý nghĩa vụ nợ dự phòng và quản lý ngân quỹ. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nợ ngày càng tăng. Các cơ quan quản lý nợ ngày càng được giao thêm các chức năng khác như quản lý bảng cân đối kế toán của toàn bộ khu vực chính phủ, bao gồm quản lý ngân quỹ nhà nước; cho doanh nghiệp, chính quyền địa phương vay lại và các tài sản khác; quản lý rủi ro; sử dụng năng lực cung cấp các dịch vụ trong nội bộ Chính phủ.

Xu hướng này hoàn toàn hợp lý. Chính phủ có thể phát huy năng lực của các chức năng quản lý nợ và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn cao. Các cơ quan quản lý nợ cũng hiểu rõ về các mục tiêu của Chính phủ với bảng cân đối tài sản của mình và thái độ của Chính phủ đối với rủi ro... Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi phải có sự rõ ràng về vai trò và trách nhiệm tương ứng và nguồn lực đầy đủ.

* Ông Lars Jessen - Chuyên gia trưởng về nợ của Ngân hàng Thế giới:

Cần thiết lập một ban chỉ đạo về quản lý nợ công để giữ vai trò điều phối

Cải cách quản lý nợ công: Tiến tới xây dựng mô hình cơ quan quản lý nợ công thống nhất
Ông Lars Jessen

Trọng tâm của quản lý nợ công là cơ cấu nợ và giá trị chịu rủi ro, chứ không phải quy mô nợ. Chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý nợ có mục tiêu, công cụ khác nhau. Điều quan trọng là phải tách biệt các vai trò và trách nhiệm của các bên nhưng đồng thời phải đảm bảo sự phối hợp.

Bền vững tài khóa và nợ công nhìn chung được quyết định bởi chính sách tài khóa. Quản lý nợ tập trung vào cơ cấu nợ, cơ quan quản lý nợ quyết định khi nào vay và vay bằng gì nhưng không quyết định vay bao nhiêu. Do đó, việc tách biệt giữa quản lý nợ với chính sách tài khoá, tiền tệ tạo điều kiện xác lập mục tiêu rõ ràng cho từng lĩnh vực. Đồng thời, chiến lược quản lý nợ cần nhất quán với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Bối cảnh thực tế của Việt Nam khác với các quốc gia khác, trong ranh giới của cơ quan quản lý nợ (DMO), các cơ chế phối hợp luôn luôn đóng vai trò quan trọng, thiết yếu, cho dù trong nội bộ hay ngoài Bộ Tài chính.

Ở rất nhiều quốc gia, việc thiết lập một ban chỉ đạo về quản lý nợ công để có thể phối hợp với cấp chiến lược, trong đó cơ quan này sẽ xác định những mục tiêu tổng quát mà cơ quan quản lý nợ phải đáp ứng được đối với danh mục nợ, như: tỷ lệ nợ trong nước so với nợ nước ngoài; cơ cấu đồng tiền của nợ nước ngoài, tỷ lệ nợ có lãi suất cố định so với lãi suất thả nổi; cơ cấu kỳ hạn; tỷ lệ mệnh giá so với nợ theo chỉ số lạm phát,… Ban chỉ đạo nói trên cũng có thể phối hợp ở cấp chiến thuật thông qua việc thực hiện triển khai kế hoạch huy động vốn, biện pháp phản ứng trước những kết quả về dự báo luồng tiền. Ngoài ra, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nợ với các cơ quan khác cũng sẽ được thực hiện ở cấp kỹ thuật, chuyên nghiệp, như: xây dựng chiến lược nợ trung hạn, xây dựng kế hoạch vay hàng năm, phân tích bền vững nợ,… theo các yêu cầu phát sinh.

Ban chỉ đạo nợ công giữ vai trò điều phối sự phối hợp giữa các cơ quan, tạo sự thống nhất về chính sách quản lý nợ chung.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Cháu bé 5 năm lỗi nhịp tim vì thiếu tiền
  • Parliamentary summit to elevate collaboration among CLV countries: Official
  • Việt Nam to hold peacekeeping exercise with India
  • Revised Law on Real Estate Trading passed
  • Ngoại tình…để tha thứ cho chồng?
  • Việt Nam values strategic partnership with Malaysia: PM
  • Việt Nam values strategic partnership with Malaysia: PM
  • President hails role of World Federation of Trade Unions
推荐内容
  • Con gái ung thư, cha mẹ bán bò mẹ bê con vẫn không lo đủ tiền
  • PM Phạm Minh Chính meets with Speaker of Turkish Grand National Assembly
  • PM Chính hosts welcome ceremony for Belarusian counterpart
  • President Thưởng meets Emperor of Japan
  • Ám ảnh vì bạn trai nhiều lần quan hệ với bạn thân
  • Top legislator visits Vietnamese embassy in Thailand