【lichj epl】Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 10 thế giới
Xuất khẩu qua thương mại điện tử bứt tốc mạnh mẽ Truy quét hàng giả trên không gian mạng Thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16 đến 30% |
Toàn cảnh hội nghị. |
Năm 2023 dự kiến đạt 20,5 tỷ USD
Ngày 1/12, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị phát triển thương mại điện tử Việt Nam với chủ đề “Phát triển thương mại điện tử bền vững”.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ, liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.
Thương mại điện tử ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Cùng với đó, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường bao gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát... Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
Bên cạnh những kết quả tích cực, thương mại điện tử cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến...
Còn tình trạng chất lượng kém so với quảng cáo
Theo bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, để thương mại điện tử phát triển bền vững cần phải đảm bảo 5 yếu tố: tăng trưởng tích cực, ổn định; cân bằng, hài hòa lợi ích các Bên liên quan; phát triển xanh; niềm tin; nguồn nhân lực.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm Top 10 trên toàn thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới. Yếu tố tăng trưởng ổn định, tích cực có thể nói là điểm sáng của thương mại điện tử Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực rất lớn để duy trì tốc độ như trên thời gian tới.
Yếu tố thứ hai cần có để đảm bảo sự phát triển thương mại điện tử bền vững là sự cân bằng và hài hòa lợi ích các bên liên quan từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng thương mại điện tử, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng…, thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới cân bằng sự phát triển giữa các vùng miền và đảm bảo liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường. Với việc tối ưu hoá quy trình kinh doanh, quy trình giao vận, thương mại điện tử sẽ giảm một lượng lớn khí thải phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ hao phí.
Theo lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, phát triển thương mại điện tử bền vững không thể thiếu yếu tố niềm tin. Trong 10 năm qua, mặc dù thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển rất nhanh về lượng, nhưng lý do lớn nhất mà người tiêu dùng vẫn coi là trở ngại khi mua hàng trực tuyến vẫn là “chất lượng kém so với quảng cáo”, “không tin tưởng đơn vị bán hàng”, “khó kiểm định chất lượng hàng hoá”.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, để thay đổi được thực trạng này cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật cạnh canh trên môi trường thương mại điện tử; hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm và xây dựng các quy tắc, chuẩn mực kinh doanh trên môi trường mạng.
Yếu tố cuối cùng để đảm bảo cho việc phát triển thương mại điện tử bền vững là nguồn nhân lực. “Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, đang phát triển nhanh, tuy nhiên quy mô nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Ước tính, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. Như vậy, có tới 70% nhân sự thương mại điện tử ở những đơn vị này được tuyển dụng từ những chuyên ngành đào tạo khác như thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin…”, bà Oanh nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Tập đoàn TMS hợp tác với VietinBank Phú Yên và Hòa Bình Construction Group
- ·Phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một: Tiêm vắc xin mũi 3 ngừa Covid
- ·Thăng hoa trong cảm xúc tại Lễ mở bán Flamingo Luxury Villa
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Khẩu trang và giãn cách xã hội vẫn là biện pháp phòng dịch hữu hiệu
- ·Ưu thế khi mua căn hộ sắp bàn giao
- ·VNPT xây dựng đô thị thông minh cho Hà Giang
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 5 ca nhiễm biến thể Omicron
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Dòng đầu tư đổ dồn về Gami Eco Charm dồn dập ngay sau ngày ra mắt
- ·Dự án Riverside Garden
- ·Sống xanh ở Hà Nội có quá khó?
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Hàng chục căn biệt thự tại Dự án Khai Sơn Hill Long Biên: Hoàn thiện khi chưa có giấy phép
- ·Cận cảnh công viên chuẩn quốc tế tại các dự án đẳng cấp của Đất Xanh Miền Trung
- ·Nam Phú Quốc: Thị trường hấp dẫn nhất của bất động sản nghỉ dưỡng
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư để sản xuất que test COVID