【ty so bong da duc】Để thoát khỏi phụ thuộc công nghệ
Đây là hiện tượng phổ biến trong quan hệ giữa các nước có trình độ phát triển cách biệt nhau. Có thể độc lập về chính trị mà vẫn phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài; tuy nhiên,Đểthoátkhỏiphụthuộccôngnghệty so bong da duc không thể có độc lập trọn vẹn nếu chưa thoát khỏi sự phụ thuộc công nghệ. Mục tiêu độc lập công nghệ sẽ đưa đất nước tiếp tục tiến xa hơn, tạo nên những tầng nấc phát triển mới. Muốn vậy, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cụ thể: nhận biết sớm sự phụ thuộc công nghệ, khắc phục phụ thuộc công nghệ trong các mục tiêu chiến lược, xử lý tốt mối quan hệ giữa nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, tranh thủ hợp tác quốc tế.
Có nhiều biểu hiện về phụ thuộc công nghệ, như: ép phải mua với giá đắt; không chuyển giao công nghệ gốc; không chuyển giao toàn bộ công nghệ và khi sửa chữa phải trông cậy vào phía chuyển giao; chịu các điều kiện khống chế về cải tiến công nghệ được chuyển giao, thị trường sản phẩm tạo ra từ công nghệ được chuyển giao; chịu các yêu sách về kinh tế, quân sự... Từ đó có thể quy về 4 mức phụ thuộc theo thứ tự từ thấp đến cao là: (1) Bị ép về giá cả mua công nghệ, thậm chí một số công nghệ không mua được; (2) Ràng buộc trong sửa chữa, cải tiến công nghệ được chuyển giao; (3) Ràng buộc trong phổ biến công nghệ được chuyển giao và thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ công nghệ nhận chuyển giao; (4) Ràng buộc các điều kiện về chính trị, kinh tế. Ngoài ra, phụ thuộc công nghệ cũng biểu hiện ở thiếu khả năng chủ động về nguồn công nghệ cần thiết cho nền kinh tế.
Trên thế giới đã có những nước chú trọng việc thoát khỏi tình trạng phụ thuộc công nghệ. Từ kinh nghiệm của họ, có thể rút ra một số giải pháp có ý nghĩa gợi suy cho các nước khác.
Phụ thuộc công nghệ gắn liền với yếu kém công nghệ. Ảnh minh họa
Nhận biết sớm sự phụ thuộc công nghệ
Phụ thuộc công nghệ gắn liền với yếu kém công nghệ. Hơn kém trình độ công nghệ vốn được biểu hiện qua các hoạt động dựa trên công nghệ và sản phẩm tạo ra từ công nghệ. Trong quan hệ thương mại, hàng hoá mới lạ, chất lượng tốt, giá cả thấp... ẩn dấu trong đó trình độ công nghệ tiên tiến hơn. Trong đụng độ quân sự, vũ khí mạnh, quân dụng tốt ẩn dấu trong đó trình độ công nghệ hiện đại hơn. Như vậy, cơ hội nhận biết về phụ thuộc công nghệ không hiếm và có thể nhận biết sớm.
Nhận biết sớm phụ thuộc công nghệ là không cần chờ đến nhập công nghệ từ bên ngoài mà đã thấy được nguy cơ biểu hiện qua quan hệ thương mại và quân sự. Ở đây Nhật Bản và Trung Quốc là những điển hình. Khi đối diện với các đế quốc phương Tây có ý đồ xâm chiếm đất nước, Nhật Bản và Trung Quốc đã nhận rõ đằng sau sức mạnh kinh tế và quân sự là sự vượt trội về KH&CN. Khẩu hiệu “Công nghệ phương Tây cộng văn hoá Nhật Bản”, “Kỹ thuật phương Tây cộng tinh thần Trung Hoa” đã ra đời từ đó.
Đạt tới độc lập công nghệ là một quá trình lâu dài cần nhiều sự chuẩn bị và các bước đi hành động. Đây là quá trình mà điểm khởi đầu sớm sẽ tạo điều kiện cho điểm kết thúc sớm. Khắc phục phụ thuộc công nghệ cần tiến hành một cách tự giác, tận dụng được các cơ hội mở ra để tìm kiếm giải pháp khả dĩ. Không thể tự giác và nắm bắt cơ hội nếu thiếu ý thức thường trực vươn lên thọát khỏi phụ thuộc công nghệ. Đặc biệt là cơ hội vốn khá hiếm hoi; giữa cơ hội bị bỏ lỡ và cơ hội tiếp theo có thể là cả một quãng thời gian dài... Cuối cùng, chống lại lệ thuộc công nghệ đòi hỏi tinh thần, ý chí của cả dân tộc. Cần có thời gian để những khát khao hun đúc nên khí thế, quyết tâm tạo dựng nền công nghệ độc lập.
Nhìn lại lịch sử của Nhật Bản và Trung Quốc, chúng ta có thể thấy rõ những điều nêu trên. Chẳng hạn, khẩu hiệu “Công nghệ phương Tây cộng văn hoá Nhật Bản”, “Kỹ thuật phương Tây cộng tinh thần Trung Hoa” hàm chứa nhiều ý nghĩa: Đang thua kém công nghệ phương Tây và phải bắt kịp; phải biến công nghệ bên ngoài thành của mình; đuổi kịp công nghệ phương Tây bằng tinh thần dân tộc; phát triển công nghệ là quá trình ở tầm văn hoá; đây là quá trình khó khăn cần nỗ lực để thống nhất các mặt đối lập (bên trong và bên ngoài, KH&CN và văn hoá, tinh thần). Những khẩu hiệu này đã ngấm vào các hành động cụ thể, được mở rộng và phát triển liên tục... đến mức khó phân biệt giữa thông điệp khởi xướng chỉ đạo hành động với tổng kết rút ra từ thực tế.
Trong lịch sử, Việt Nam từng rơi vào hoàn cảnh gây khó khăn cho nhận biết về phụ thuộc công nghệ. Nhiều thời kỳ là thuộc địa nên không có quyền tự quyết. Thường đứng trước nguy cơ ngoại xâm, nỗi niềm mất độc lập, chủ quyền quá lớn dễ làm lu mờ những thứ khác... Bên cạnh đó, cung có những thuận lợi để cảm nhận phụ thuộc công nghệ khi dân tộc phải đối mặt với các thế lực kinh tế và quân sự hùng mạnh dựa trên thành tựu KH&CN tiên tiến của thời đại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn muộn màng trong ý thức về phụ thuộc công nghệ. Không chỉ so với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc..., ý thức về độc lập công nghệ bị tụt hậu hơn so với các độc lập khác vốn được chú ý đến khá sớm và khá nhiều như chính trị, kinh tế, văn hoá...
Khắc phục phụ thuộc công nghệ trong các mục tiêu chiến lược
Quyết tâm, ý chí khắc phục phụ thuộc công nghệ phải thể hiện ở các mục tiêu chiến lược. Đây là mục tiêu xứng đáng được nhấn mạnh ngang với các mục tiêu quan trọng khác trong các chiến lược phát triển quốc gia. Tuyên ngôn về độc lập công nghệ cần cụ thể về mức độ theo từng giai đoạn ứng với các điểm mốc ấn định trên chặng đường lâu dài.
Có thể đánh giá phụ thuộc công nghệ trên những khía cạnh khác nhau. Về mua công nghệ là: số công nghệ cốt lõi nhập/nhu cầu về công nghệ cốt lõi của nền kinh tế; tổng số công nghệ nhập/tổng nhu cầu về công nghệ của nền kinh tế; về bán công nghệ là: thị phần công nghệ xuất/ thị trường công nghệ thế giới; về so sánh mua - bán công nghệ là: công nghệ cốt lõi nhập/công nghệ cốt lõi xuất, tổng công nghệ nhập/tổng công nghệ xuất. Khía cạnh mua công nghệ thể hiện trực tiếp quan hệ phụ thuộc bên ngoài. Khía cạnh bán công nghệ có tác động giảm phụ thuộc thông qua việc làm cho bên ngoài phụ thuộc vào mình. Khía cạnh so sánh mua - bán thể hiện quan hệ qua lại hai chiều và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Độc lập tuyệt đối sẽ không có ý nghĩa bởi chỉ tồn tại ở nền kinh tế và nền KH&CN khép kín. Độc lập công nghệ theo nghĩa tương phản với phụ thuộc công nghệ thường là sự cân đối giữa mua và bán công nghệ.
Trên thực tế, tuỳ theo hoàn cảnh, các nước diễn đạt mục tiêu chiến lược theo những cách khá phong phú. Nhật Bản đặt ra mục tiêu độc lập công nghệ vào thập kỷ 60. Đặc điểm đánh dấu giai đoạn này là từ hoạt động sáng tạo công nghệ đơn lẻ chuyển sang hoạt động sáng tạo mang tính phổ biến đến mức nhất định và gắn với yêu cầu đạt được sự độc lập về công nghệ của đất nước. Đồng thời, từ năm 1960, các dự án quốc gia như phát triển năng lượng hạt nhân và các hoạt động vũ trụ đã được đẩy mạnh để trở thành các dự án quy mô lớn. Các lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ như người dẫn đường và thành tựu đạt được trong lĩnh vực này sẽ có tác động lớn đến các lĩnh vực khác. Cùng với nỗ lực đó, sự phát triển công nghệ độc đáo được đẩy mạnh thông qua các dự án quy mô lớn khác.
Hiện nay, cũng đang có những mục tiêu liên quan tới khắc phục phụ thuộc và hướng tới độc lập công nghệ như Trung Quốc đề ra mục tiêu đến năm 2020: tăng sử dụng công nghệ nội địa lên trên 60% và hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài xuống dưới 30%; trở thành siêu cường quốc về công nghệ được bắt đầu từ việc sử dụng công nghệ của nước ngoài được thay đổi theo các tiêu chuẩn nội địa của Trung Quốc (Đề cương quy hoạch phát triển KH&CN trung hạn và dài hạn quốc gia 2006-2020).
Mục tiêu của Philippin đến năm 2020: giá trị gia tăng trong xuất khẩu công nghệ cao đạt 70%; đạt trình độ thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (Kế hoạch quốc gia về KH&CN 2002-2020).
Mục tiêu của Ấn Độ: phát triển công nghệ nội sinh để hạn chế lệ thuộc công nghệ nước ngoài; ngang với các nước phát triển vào năm 2020.
Mục tiêu đến năm 2020 của Malaixia: phát triển một xã hội khoa học và tiến bộ, một xã hội không chỉ tiêu dùng công nghệ mà còn đóng góp cho nền văn minh KH&CN tương lai (Tầm nhìn Malaixia 2020).
Mục tiêu của Hàn Quốc: đến 2025 trở thành một trong những nước dẫn đầu công nghệ trên thế giới; đến 2025 đảm bảo năng lực cạnh tranh KH&CN tương đương với các nước G7 trong một số lĩnh vực; trong công nghệ thông tin tạo ra khả năng cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực chủ chốt bằng cách sử dụng công nghệ cao hàng đầu thế giới để sản xuất sản phẩm (Tầm nhìn dài hạn cho phát triển KH&CN đến năm 2025).
Việt Nam hiện còn thiếu các mục tiêu chiến lược hướng tới độc lập công nghệ. Điều này có nguyên nhân từ nhận biết vấn đề đặt ra. Đồng thời, đến lượt mình, thiếu mục tiêu rõ ràng sẽ gây khó khăn trong tập hợp lực lượng phát triển nền KH&CN mang tính độc lập, phối hợp giữa phát triển KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh bước đi qua các giai đoạn phát triển.
Theo Nistpass
Apple Watch chính thức ra mắt như sản phẩm công nghệ cao thần kỳ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Hơn 5 triệu đồng một kg cherry Nhật Bản chỉ phục vụ cho giới nhà giàu
- ·Dự án đang rao bán rầm rộ tại TP.HCM: UBND lên tiếng cảnh báo dự án 'ma'
- ·Loạt ô tô đã rẻ chỉ từ 400 triệu nay lại giảm mạnh tới hơn 70 triệu tại Việt Nam
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, thu hẹp khoảng cách về công nghệ
- ·Ô tô SUV Trung Quốc đẹp long lanh giá 392 triệu đồng vừa ra mắt hấp dẫn cỡ nào?
- ·Tivi Vsmart 4K 50 inch 50KD6800: Thiết kế mỏng tràn viền, hỗ trợ HDR10 tiêu chuẩn
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Mazda bất ngờ hé lộ dòng xe Mazda CX
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Hà Nội: Người dân dễ dàng nhận thông báo về các dịch vụ điện tại “Trang EVNHANOI trên Zalo”
- ·Ô tô SUV Trung Quốc đẹp long lanh giá 392 triệu đồng vừa ra mắt hấp dẫn cỡ nào?
- ·Viettel đạt doanh thu 120 ngàn tỷ đồng trong bối cảnh chi tiêu về viễn thông giảm do Covid
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Vừa đẹp vừa rẻ chỉ hơn 400 triệu, 2 chiếc ô tô sedan này bán chạy nhất Việt Nam
- ·Mitsubishi Pajero Sport 2020 vừa ra mắt có gì đặc biệt?
- ·Tái tạo Văn hoá Petrovietnam gắn với thực hiện chiến lược phát triển ngành dầu khí
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Kho bạc Nhà nước gửi 160.000 tỷ vào ngân hàng: Tiền lãi về đâu