【cập nhật tỷ số bóng đá hôm nay】Chậm tiêm vaccine sẽ khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.300 tỷ USD
Báo cáo trên của EIU nêu rõ, những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nơi các chương trình tiêm chủng đang được tiến hành với tiến độ và quy mô kém xa so với các nước giàu hơn, sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đó.
Nghiên cứu của EIU được đưa ra khi các quốc gia phát triển trên thế giới đang hướng tới việc cung cấp các mũi tiêm nhắc lại cho người dân của họ trong khi vẫn nỗ lực tham gia các chương trình nhân đạo quốc tế để cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia nghèo hơn, vốn đang còn nhiều bất cập.
EIU tính toán rằng, các quốc gia chưa tiêm chủng cho 60% dân số của họ vào giữa năm 2022 sẽ phải chịu thiệt hại nặng về kinh tế, tương đương với khoảng 2.000 tỷ euro (2.348 tỷ USD), trong giai đoạn 2022 - 2025.
EIU cho biết, các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu khoảng 2/3 mức thiệt hại này, càng làm trì hoãn quá trình hội tụ kinh tế của họ với các nước phát triển hơn. Cơ quan này cảnh báo việc chậm triển khai chương trình vaccine có thể gây ra sự phẫn nộ, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nền kinh tế đang phát triển.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất xét về giá trị tuyệt đối, chiếm gần 3/4 số thiệt hại nêu trên. Nhưng tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, khu vực châu Phi cận Sahara sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Theo nghiên cứu của EIU, khoảng 60% dân số ở các nước có thu nhập cao đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 vào cuối tháng 8/2021, so với chỉ 1% ở các quốc gia nghèo hơn.
Agathe Demarais, tác giả của báo cáo trên cho biết, nỗ lực quốc tế để cung cấp vaccine COVID-19 cho các quốc gia nghèo theo Cơ chế COVAX, đã không đạt được kết quả như kỳ vọng.
Bà nói thêm, có rất ít khả năng rằng sự phân chia đồng đều khả năng tiếp cận vaccine trên toàn cầu sẽ được cải thiện, khi các nước giàu chỉ đang cung cấp một phần nhỏ những gì cần thiết.
Bà Demarais lưu ý, việc các nền kinh tế phát triển đang chuyển sang sử dụng liều tăng cường của vaccine ngừa COVID-19 sẽ gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu thô và tắc nghẽn sản xuất.
EIU cho biết, nghiên cứu trên của họ được thực hiện bằng cách kết hợp các dự báo nội bộ về lịch trình tiêm chủng ở khoảng 200 quốc gia và dự báo tăng trưởng GDP./.
Theo Vietnam+
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người phụ nữ tật nguyền đói cơm thèm thuốc
- ·Đề xuất làm bãi xe 7 tầng ngầm dưới sân golf ở Đà Lạt
- ·Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài chưa được chấp thuận thu hồi 204ha đất
- ·Doanh nghiệp bất động sản kêu khó nhưng vẫn muốn bán nhà giá cao
- ·Việt kiều ủng hộ người nghèo bị 'rút ruột'
- ·Phụ huynh Việt Nam ngày càng đầu tư mạnh cho con, ngay từ chính nơi ở
- ·VCRE cùng Nobu Hospitality kiến tạo biểu tượng phong cách sống tại Đà Nẵng
- ·Tìm lối ra cho dự án chống ngập 10.000 tỷ, hai chung cư cũ chọn lại nhà đầu tư
- ·Nguy cơ bán cả nhà lá để chữa bệnh hiểm nghèo cho con
- ·Đề xuất thu hồi 12 dự án được gia hạn tiến độ nhưng chủ đầu tư không nộp tiền
- ·Đã là công chức, tôi không được mở doanh nghiệp riêng
- ·Đón đầu cơ hội đầu tư hấp dẫn ở trung tâm mới phía đông Thủ đô
- ·Hưng Yên sắp có thêm nhiều dự án bất động sản tỷ USD
- ·Chuyên gia Pháp lên tiếng về màu vôi biệt thự 49 Trần Hưng Đạo
- ·Cơ quan pháp luật ‘phớt lờ’ báo chí thì với dân ra sao?
- ·5 lợi thế vượt trội của dự án Viva Plaza
- ·30 dự án bất động sản tại TP.HCM chưa chuyển đổi từ đất trồng lúa
- ·Xếp hàng từ 4h sáng mua nhà xã hội ở Đà Nẵng
- ·Ước gì tôi đổi được trái tim và trí não cho hai con
- ·Ông lớn Gamuda thâu tóm dự án tỷ USD trên đất vàng Thủ Đức