【kết quả các câu lạc bộ】Bộ Tài chính đề nghị xóa hơn 13.000 tỷ đồng nợ thuế cho doanh nghiệp
DN Nhà nước và ngoài quốc doanh nợ khoảng 1.690 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, tổng số nợ tiền chậm nộp do những nguyên nhân khách quan (bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh) trong thời điểm kinh tế kết thúc suy giảm 31-12-2013 ước khoảng 1.690 tỷ đồng.
Theo tính toán và đề xuất của Bộ Tài chính, DN được xoá nợ tiền chậm nộp do một trong 3 nguyên nhân khách quan sau: DN bị đối tác phá bỏ hợp đồng kinh tế (hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế); DN phải đi vay với lãi suất (bao gồm cả phí cấp tín dụng) cao hơn mức lãi suất 13,5% (là mức trần theo quy định tại Điều 476 Bộ luật Dân sự tính trên mức lãi suất cơ bản chống cho vay nặng lãi là 9% áp dụng từ ngày 1-12-2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước) trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2013; DN có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh bị kéo dài, bị tăng chi phí do điều chỉnh các nội dung trong giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Ngoài ra, số tiền chậm nộp còn nợ được xoá không vượt quá phần chênh lệch giữa số tiền chậm nộp và lãi của DN (lãi của DN chưa trừ tiền chậm nộp). Không áp dụng xoá nợ tiền chậm nộp với DN kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kinh doanh thương mại và dịch vụ (trừ du lịch).
Đồng thời, để khuyến khích tuân thủ pháp luật thuế, việc xoá nợ tiền chậm nộp chỉ áp dụng với những trường hợp nộp đủ số thuế nợ trước ngày 31-12-2016.
Nhóm hộ kinh doanh nợ khoảng 9.110 tỷ đồng
Cũng trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, tính đến thời điểm 31-12-2013 tổng số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của nhóm hộ kinh doanh ước khoảng 9.110 tỷ đồng, trong đó của tổ chức kinh doanh thực tế đã giải thể, phá sản khoảng 8.510 tỷ đồng và của cá nhân thực tế đã bỏ kinh doanh khoảng 600 tỷ đồng.
Đối với nhóm đối tượng này, Bộ Tài chính đề nghị xoá nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chỉ áp dụng với hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh và giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan Thuế sau khi phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh, UBND cấp xã, phường nơi có địa chỉ đăng ký kinh doanh và Hội đồng Tư vấn thuế xã, phường xác nhận hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh, xác nhận không còn tài sản, không có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ của nhóm người nộp thuế đã chết, mất tích đến thời điểm 30-6-2015 khoảng 2.264 tỷ đồng, trong đó tiền thuế là 1.809 tỷ đồng, tiền phạt vi phạm hành chính là 354 tỷ đồng và tiền chậm nộp là 101 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho nhóm này có giá trị không vượt quá 15 triệu đồng/trường hợp đã chết và phát sinh trước ngày 31-12-2013 mà những người có liên quan tài sản thừa kế trong vòng 1 năm không thực hiện phân chia tài sản thừa kế theo quy định pháp luật; đồng thời cơ quan Thuế đã 3 lần yêu cầu Toà án có thẩm quyền xác nhận người đã chết, về thừa kế tài sản nhưng không được Toà án xác nhận hoặc có xác nhận đã chết nhưng không có yêu cầu về phân chia tài sản thừa kế.
Với trường hợp mất tích số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có tổng giá trị không vượt quá 15 triệu đồng phát sinh trước ngày 31-12-2013; người nộp thuế biệt tích 2 năm liền trở lên mà cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp quản lý thuế nhưng vẫn không xác minh được tung tích của người biệt tích và tài sản của người biệt tích đã 3 lần yêu cầu Toà án có thẩm quyền xác nhận người biệt tích về thừa kế tài sản nhưng không được Toà xác nhận hoặc có xác nhận nhưng không có yêu cầu về phân chia tài sản thừa kế.
Theo Bộ Tài chính nguyên tắc xử lý nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm nguyên tắc không phân biệt đối xử phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.
Việc xoá nợ tiền chậm nộp đối với trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không có tiền để nộp thuế, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ tiền thuế - Đây là biện pháp để góp phần hỗ trợ người nộp thuế tiếp tục có cơ hội kinh doanh; Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu được do tổ chức kinh doanh thực tế đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh thực tế đã chết, mất tích.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng hợp 5 phòng gym giá 200.000 đồng tại Hà Nội uy tín và chất lượng
- ·Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh
- ·Lựa chọn nhà thầu cung cấp ứng dụng công nghệ thông tin
- ·Kinh tế Việt Nam 2019: Nhân đôi nỗ lực trong thế giới bất định
- ·Vợ biết chồng ngoại tình vẫn không dám ghen
- ·Gói thầu đường KT1 tỉnh Kiên Giang: Trượt thầu vì yếu kinh nghiệm hợp đồng xây lắp và nhân sự?
- ·Dự án đường bộ cao tốc Bắc
- ·Nhân sự và thiết bị của nhà thầu không đạt yêu cầu, có được bổ sung để xem xét tiếp?
- ·VietNamNet, xin đừng tắt ngọn lửa Đankô
- ·Chỉ có 5% nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đưa đất nước ngày càng phát triển, hùng cường, thịnh vượng
- ·Xem trận Việt Nam
- ·Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu có thời gian thực hiện nhiều hơn 1 năm
- ·Luật Đầu tư công là cái phanh kiềm chế đầu tư dàn trải
- ·Gặp em rồi, tôi cũng muốn mình sống tử tế hơn
- ·Thanh toán chi phí hạng mục chung trong hợp đồng trọn gói cho nhà thầu nhỏ
- ·Doanh nghiệp lớn đổ vốn vào Thừa Thiên Huế
- ·Chỉ vấn đề sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại mới được đưa vào điều khoản bảo mật hợp đồng BT, BOT
- ·Đi kiện gái bán dâm
- ·Đầu tư điện mặt trời… nguội dần