【lich hang nhat anh】Trình Quốc hội Dự án cao tốc Gia Nghĩa
Ảnh minh hoạ. |
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa thay mặt Chính phủ,ìnhQuốchộiDựáncaotốcGiaNghĩlich hang nhat anh thừa uỷ quyền Thủ tướng ký Tờ trình số 112/TTr – CP Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự ánđầu tưxây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Tại tờ trình này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Dự án có điểm đầu giao với đường đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) tại Km1915 + 900, thuộc địa phận huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; điểm cuối kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, thuộc địa phận thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Tổng chiều dài Dự án là khoảng 128,8 km, gồm đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Nông khoảng 27,8 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Phước khoảng 99 km và khoảng 2 km đoạn kết nối từ nút giao cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã phê duyệt, tuyến cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) có quy mô 6 làn xe cao tốc.
Tuy nhiên, tại Tờ trình số 112, Chính phủ kiến nghị thực hiện phân kỳ đầu tư Dự án, trong đó giai đoạn 1, chính tuyến cao tốc có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h tùy thuộc vào điều kiện địa hình; bề rộng nền đường 24,75 m (riêng đoạn qua thành phố Đồng Xoài nền đường rộng 25,5 m); giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt (6 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường 32,25m).
Theo tính toán sơ bộ, quy mô giai đoạn phân kỳ chính tuyến cao tốc có thể đáp ứng nhu cầu vận tải đến khoảng năm 2045 - 2050.
Đối với đoạn tuyến kết nối từ nút giao với cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa có chiều dài khoảng 2 km sẽ được đầu tư theo quy mô đường cấp III, bề rộng nền đường 12 m.
Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức PPP.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 25.540 tỷ đồng được đầu tư bằng ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn do nhà đầu tư thu xếp, trong đó vốn ngân sách nhà nước 12.770 tỷ đồng, gồm ngân sách trung ương khoảng 10.536,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 2.233,5 tỷ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 12.770 tỷ đồng.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và thực tiễn triển khai một số dự án cao tốc quan trọng quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong thời gian qua, Chính phủ đề xuất phân chia Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) thành 5 dự án thành phần (gồm 1 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP và 4 dự án thành phần đầu tư công).
Cụ thể, Dự án thành phần 1 sẽ đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) (bao gồm cả đoạn tuyến kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa) theo phương thức PPP, UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện.
Dự án thành phần 2 sẽ đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đường cao tốc địa phận tỉnh Đắk Nông theo hình thức đầu tư công, UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan chủ quản triển khai thực hiện.
Dự án thành phần 3 sẽ đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đường cao tốc địa phận tỉnh Bình Phước theo hình thức đầu tư công, UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan chủ quản triển khai thực hiện.
Dự án thành phần 4 có mục tiêu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm đường cao tốc, đường gom, cầu vượt ngang và các công trình có liên quan) thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông theo hình thức đầu tư công, UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan chủ quản triển khai thực hiện. Dự án thành phần 5 có mục tiêu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm đường cao tốc, đường gom, cầu vượt ngang và các công trình có liên quan) thuộc địa phận tỉnh Bình Phước theo hình thức đầu tư công, UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan chủ quản triển khai thực hiện.
Dự án sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2023, thực hiện Dự án từ năm 2024, phấn đấu hoàn thành Dự án năm 2026. Cụ thể: chuẩn bị dự án năm 2023 - 2024; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2024 - 2025; thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành năm 2026.
Cũng tại Tờ trình số 112, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 để đầu tư Dự án; cho phép kéo dài thời gian giải ngân đến hết năm 2026 đối với số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 để thực hiện Dự án (8.770 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, Chính phủ còn kiến nghị Quốc hội cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư và áp dụng trong 2 năm kể từ ngày Dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong thời gian thực hiện Dự án nếu có phát sinh công việc chỉ định thầu thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng cơ chế này.
Trong giai đoạn triển khai Dự án, nhà thầuthi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng. Việc khai thác khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn thành dự án. Trường hợp không phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản thì không phải thực hiện thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối TP.HCM với các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và các địa phương khác trong vùng, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác khoáng sản…, từng bước cơ cấu lại kinh tếvùng Tây Nguyên; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Rơi nước mắt cảnh bé gái bị bệnh tim hành hạ
- ·Doanh nghiệp sớm vào guồng quay công việc
- ·Steve Jobs từng nhiều lần cố thuyết phục Dell bỏ Windows để chuyển sang Mac OS
- ·Khoảnh khắc cứu gara ô tô thoát thảm họa trong tích tắc
- ·Chồng tôi muốn có ít nhất 2 người để…thay đổi
- ·Hòa Phát lập kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận năm 2016
- ·Thành công với tựa game MMO New World, Amazon đạt mốc son sau nhiều năm thất bại trong việc làm game
- ·Phải có các giải pháp về cơ chế, hỗ trợ cho đầu ra DN nông nghiệp
- ·Hoàn cảnh đáng thương của bé mắc bệnh ung thư máu
- ·Một người chi hơn 140 triệu đồng để sở hữu iPhone 13 đầu tiên tại Việt Nam
- ·Mùa Xuân xin gửi lời chúc
- ·Tổng hợp mẹo tiết kiệm pin iphone hiệu quả
- ·Tập đoàn Cao su ghi nhận lãi tốt trước cổ phần hóa
- ·Facebook bị lỗi: Chúng ta đã quá lệ thuộc vào Facebook!
- ·20 thủ khoa nghèo được vinh danh và trao học bổng
- ·Ngân hàng Xây dựng lên tiếng về việc nguyên lãnh đạo bị bắt
- ·Lạng Sơn xây dựng cửa khẩu số để giải bài toán xuất khẩu của cả nước
- ·Kia Sedona đổi tên thành Carnival, định vị thành xe SUV và tăng giá bán
- ·Xin hãy giúp em khỏi tàn phế suốt đời
- ·Công ty liên kết kéo lùi lợi nhuận của Everpia (EVE)