【đội hình tottenham gặp arsenal】Thạc sĩ Kinh tế du học về làm giám đốc, bệnh viện be bét
- Hai cậu con trai học thạc sĩ Kinh tế từ nước ngoài về tiếp quản 2 bệnh viện tư do bố từng làm bác sĩ điều hành,ạcsĩKinhtếduhọcvềlàmgiámđốcbệnhviệnbebéđội hình tottenham gặp arsenal sau một thời gian, các bác sĩ chủ chốt dần bỏ đi hết.
Chia sẻ của một bác sĩ tại một bệnh viện công lớn ở Hà Nội gửi tới diễn đàn giám đốc bệnh viện cần là nhà quản lý giỏi hay giáo sư.
Ảnh minh họa |
Thế giới chuộng giám đốc có chuyên môn
Trên thế giới hiện có 3 mô hình bệnh viện: Bệnh viện do nhà nước bao cấp, bệnh viện phi lợi nhuận do các nhà hảo tâm hay tổ chức xã hội, tôn giáo thành lập và bệnh viện sinh lợi nhuận nhằm mục đích kinh doanh.
Dù với mô hình nào thì giám đốc bệnh viện cũng phải có kỹ năng quản lý kinh tế và quản trị cơ quan.
Với bệnh viện nhà nước bao cấp, giám đốc phải tổ chức, điều hành bệnh viện phục vụ được nhiều bệnh nhân với chất lượng tốt nhất trong phạm vi khoản kinh phí nhà nước cấp.
Với bệnh viện phi lợi nhuận, ngoài nhiệm vụ tương tự bệnh viện nhà nước bao cấp, giám đốc còn phải tổ chức thu hút tốt tài trợ từ các nhà hảo tâm.
Còn với bệnh viện sinh lợi nhuận, giám đốc phải đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh để thu hút khách hàng, đồng thời quản lý thu chi tốt với mỗi bệnh nhân để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Xem ra có vẻ để vận hành bệnh viện, giám đốc chỉ cần là nhà quản trị chuyên nghiệp, còn việc quản lý chuyên môn có thể giao cho một phó giám đốc chuyên môn cùng các trưởng khoa phụ trách.
Thế nhưng thực tế không phải vậy. Tác giả bài này đã thử tìm hiểu trên 50 bệnh viện lớn trên thế giới, cả công lẫn tư, phi lợi nhuận lẫn sinh lợi nhuận.
Kết quả cho thấy trên 60% số bệnh viện có người đứng đầu (President hoặc CEO) là những bác sĩ có bề dày chuyên môn, còn lại là những người xuất thân từ chuyên ngành quản lý bệnh viện hay y tế công cộng.
Số người đứng đầu bệnh viện xuất thân từ chuyên ngành quản trị doanh nghiệp hay tài chính thì khá ít ỏi.
Quản trị kém, bệnh viện sẽ phá sản?
Một bác sĩ luôn có xu hướng ưu tiên cứu chữa bệnh nhân trên hết, bất chấp việc đó có thể gây lỗ hay làm lãi cho bệnh viện. Điều này có thể làm không hài lòng một nhà quản trị và làm giảm lợi nhuận của bệnh viện.
Nhưng nếu nhà quản trị đó siết chặt các quy định tài chính, có thể dẫn đến sự ra đi của các bác sĩ giỏi và làm sụp đổ khả năng thu hút bệnh nhân của bệnh viện đó.
Thế nên bản thân việc người đứng đầu bệnh viện có chuyên môn cao, có uy tín với đồng nghiệp cũng là một sự đảm bảo đối với sự phát triển của bệnh viện cũng như sức thu hút với bệnh nhân.
Thực tế, tác giả bài này đã chứng kiến 2 bệnh viện tư nhân, trong giai đoạn đầu người sáng lập là bác sĩ điều hành thì hoạt động khá tốt. Nhưng khi tuổi cao, hai vị giám đốc này bàn giao lại cho con trai đều tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị doanh nghiệp ở nước ngoài về điều hành thì những bác sĩ chủ chốt dần rời bỏ đi và bệnh viện ngày càng đi xuống.
Nhiều người nói rằng: Nếu để một giáo sư đầu ngành sang làm quản lý sẽ mất đi một nhà chuyên môn. Thực tế ở Việt nam, các bệnh viện Trung ương thường là đầu tàu kéo theo sự tiến bộ chuyên môn của cả hệ thống các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Lựa chọn lý tưởng
Trong vài chục năm qua, sự phát triển của chuyên ngành hồi sức cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy đã là tiền đề cho các khoa hồi sức các bệnh viện tỉnh phát triển.
Cũng tương tự như vậy, việc triển khai các kỹ thuật mới ở Viện Tim mạch Việt Nam, Viện Tim TP.HCM hay ở bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Sản C đã kéo theo sự phát triển của ngành tim mạch, sản khoa trong cả nước.
Nếu ở bệnh viện Trung ương có người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, sự phát triển chuyên môn sẽ không chỉ ở riêng bệnh viện đó mà còn lan tỏa ra cả hệ thống y tế. Điều đó có thể có ý nghĩa lớn hơn nhiều việc giáo sư, bác sĩ đó trực tiếp xuống chữa trị bệnh nhân.
Tuy vậy, không phải bất cứ giáo sư, bác sĩ nào giỏi chuyên môn đều có khả năng quản lý, điều hành tốt. Nếu đặt một giáo sư không có khả năng quản lý vào vai trò lãnh đạo có thể làm mất đi một nhà chuyên môn giỏi và tạo thêm một nhà quản lý tồi.
Việc lựa chọn một giám đốc bệnh viện lý tưởng phải là người có khả năng và uy tín để thu phục và sử dụng các thầy thuốc dưới quyền tốt nhất, có tầm nhìn chuyên môn để hoạch định chiến lược phát triển bệnh viện và có khả năng quản lý, điều hành tốt để sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có của bệnh viện.
Bạn có đồng quan điểm Giám đốc bệnh viện không cần học hàm giáo sư, hoặc ý kiến khác gửi về [email protected]. Ý kiến phù hợp sẽ đăng tải. |
Đào Hồ
(责任编辑:World Cup)
- ·Giám đốc Công an tỉnh Long An – Lâm Minh Hồng chúc tết các đơn vị làm nhiệm vụ trên biên giới
- ·Cảnh giác trước nạn trộm cắp tài sản
- ·Lập 12 trung tâm hồi sức tích cực Covid
- ·Ông Lữ Quang Ngời giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
- ·Giá cà phê tăng mạnh, chuỗi cung ứng có nguy cơ đứt gãy
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử
- ·TP.HCM không thí điểm hợp nhất các sở, ngành
- ·Nhân sự mới Quảng Ninh, TPHCM, Quảng Trị
- ·Trao tiền giúp đỡ gia đình hai cháu nhỏ mồ côi
- ·Phát triển du lịch cộng đồng vùng phụ cận góp phần bảo tồn di sản Mỹ Sơn
- ·Ly hôn mà vẫn… nhân văn
- ·Quan tâm đảm bảo an ninh nông thôn
- ·Thủ tướng triệu tập Hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố phía Nam về phòng chống COVID
- ·Hàng ngàn du khách tìm về núi Bà Đen để đón mùa Vu Lan báo hiếu
- ·Tiếp tục nỗ lực, phấn đấu trong năm mới
- ·Thủ tướng bổ nhiệm 2 nhân sự
- ·Ấn tượng về bản Tuyên bố nhanh kỷ lục với dẫn dắt của Việt Nam
- ·Đảm bảo chất lượng, ý nghĩa
- ·Ngăn chặn đầu cơ, găm hàng, tăng giá dịp Tết
- ·Phú Thọ: Bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9