会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq atletico】Việt Nam: Chất tạo ngọt gây ung thư đang được rao bán tràn lan!

【kq atletico】Việt Nam: Chất tạo ngọt gây ung thư đang được rao bán tràn lan

时间:2024-12-28 09:15:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:334次

Chất tạo ngọt sucralose tại VN: 1,ệtNamChấttạongọtgâyungthưđangđượcraobántràkq atletico8 triệu/kg

Đường Sucralose hay chất tạo ngọt E995 thì hẳn ít người biết, nhưng nói đến Splenda ( tên thương mại phổ biến nhất của chất tạo ngọt sucralose) thì hẳn rất nhiều người biết, đặc biệt là những người ăn kiêng. 

Với “chứng chỉ thông hành” do FDA cấp vào năm 1998, sucralose được tổ chức phi chính phủ CSPI (Center for Science in the Public Interest) bình chọn là một trong 2 loại đường hóa học an toàn nhất đối với con người. Nhưng sự thật về tác dụng không mong muốn của chất tạo ngọt này thì dường như bị họ lờ đi.

Một nghiên cứu mới đây tại Viện Ramazzini, Ý mới được công bố trên tạp chí Quốc tế Occupational và Environmental Health cho biết, tiêu thụ đường sucralose có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.Phóng viên báo Chất lượng Việt Nam đã làm một cuộc khảo sát trên thị trường Việt Nam, phát hiện một sự thực giật mình: Loại đường này đang bán tràn lan trên mạng internet.

Khi tìm kiếm "bán đường Sucralose" trên mạng, Internet đưa ra nhiều lời rao bán.

Chúng tôi gọi điện tới một đầu mối tại quận 1, Tp.HCM, người bán có tên là Võ Thị Nga niềm nở: “Nếu khách mua khoảng 5kg, chúng tôi sẽ hỗ trợ chuyển phát nhanh nên sẽ có hàng ngay trong tuần”. Đồng thời, người bán cũng gửi khách hàng tất cả các tài liệu chứng minh sự an toàn của loại đường này bao gồm: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và giới hạn sử dụng phụ gia trong thực phẩm.

Chia sẻ về loại đường Sucralose, chị Nga giới thiệu: “Nó có độ ngọt cao gấp 600 lần đường mía, không chứa calo”. Chị cũng nhấn mạnh: Các loại đường nhân tạo khác chỉ có độ ngọt cao gấp 200 lần đường thông thường. Hiện nay, đường nhân tạo Sucralose được phép sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia và có trong nhiều loại thực phẩm, dược phẩm phổ biến như: Nước ngọt, cà phê, kẹo, bánh, trà, trái cây, mứt, thạch, các sản phẩm từ sữa, nước xốt, dầu trộn salad…

Đặc biệt, chị Nga lưu ý: Loại đường Sucralose được sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm dành cho những người ăn kiêng như tiểu đường vì chất tạo ngọt này không có giá trị dinh dưỡng. Không giấu giếm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, chị Nga thông tin: Loại đường này có sản xuất từ China (Trung Quốc) được rao bán với mức giá khá cao 1.800.000/kg/túi. 

Gói đường Sucralose được bán với giá khá cao 1.800.000/kg/túi.

Báo giá của công ty chị Nga gửi khách hàng.

Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt câu hỏi về thời hạn sử dụng, chị Nga tỏ ra lúng túng trả lời: “Đường Sucralose bên em chỉ có thời hạn sử dụng trong vòng 1 năm thôi, nhưng tùy theo từng người mua 10kg hay 20kg thì mình có thể sử dụng đường Sucralose được lâu hơn hạn sử dụng”.

Như vậy, theo chị Nga, nếu khách hàng càng mua nhiều đường thì hạn sử dụng sẽ càng kéo dài mà không phải lo “hết date” như trên giới hạn ghi trên bao bì. “Vì thông thường, đường tạo ngọt Sucralose này, thời hạn của nó cũng để được lâu hơn tùy từng công thức chế biến của mỗi người sử dụng”, chị Nga cho biết.

Chợ đầu mối Hà Nội lén lút bán đường nhân tạo

Trong vai một người khách đi mua đường nhân tạo về để chế biến các mặt hàng thực phẩm, PV đã có mặt và khảo sát thị trường tại một số chợ đầu mối ở Hà Nội. Dạo quanh những cửa hàng tạp hóa ở chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội), khi được hỏi, hầu hết các chủ tiệm đều lắc đầu, xua tay với câu nói: “Không bán”.

Tuy nhiên, khi phóng viên đặt chân vào một kiot bên trong chợ, tại đây, người chủ quán “giấu nhẹm” sản phẩm đường, không bày bán công khai nhưng kèm theo lời chia sẻ khá dè dặt: “Có đường nhân tạo giống như viên B1 được sử dụng cho phở thay mì chính thôi”.

Bà này cũng cho biết, thành phần chính của đường giống viên B1 trên là Kali, Caxi… chỉ cần 1 viên cho vào 1 lít nước là có độ ngọt như mong muốn, loại đường này to bằng hạt đỗ, màu trắng. Khi khách hàng ngỏ ý xem thử, người bán quan sát rất kĩ từng cử chỉ, lời nói và yêu cầu người mua phải đồng ý mua thì bà mới đem ra. Bà bật mí: Loại đường này  có giá 170.000 VND/kg, được sử dụng trong chế biến thực phẩm như nước dùng, nước xốt… Và nó có khả năng làm ngọt ngon như nước thịt, nước xương mà không cần cho mì chính.

Chất tạo ngọt giống viên B1 không nhãn mác được bán lén lút tại chợ Đồng Xuân.

Theo khảo sát của PV, trên thị trường cũng xuất hiện các loại đường hóa học mà trên bao bì có ghi chằng chịt chữ Trung Quốc và phiên âm bằng chữ La Tinh, người bán thường gọi là đường tinh luyện. Chị T, một chủ kiot tại chợ Đồng Xuân tiết lộ: “Mình tự nhập hàng của Trung Quốc về và tự đóng gói ở Việt Nam chứ Việt Nam không sản xuất được loại đường nhân tạo này”.

Trong khi đó, theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 31/8/2001 thì đường hóa học và một số loại đường nhân tạo hiện đang được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

Trung Phạm

Từ tin đồn Lazada ‘sập tiệm’: Nhìn lại 3 xi–lanh hút máu của thương mại điện tử

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Sa Pa ‘khiến trái tim du khách lỗi nhịp’
  • Huyện Vị Thủy: 50% tuyến đường các xã nông thôn mới đạt chuẩn chiều rộng từ 2
  • Vào vụ thu hoạch lúa Hè thu
  • Cá tra Việt lo mất thị trường xuất khẩu
  • Tập đoàn FLC chính thức đề nghị đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
  • Giá lúa gạo có xu hướng tăng
  • Đường ngàn tỉ không có nhà vệ sinh, cầu đi bộ
  • Số đơn vị tham gia phát điện tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua
推荐内容
  • Hyundai Palisade chốt giá, chỉ từ hơn 700 triệu đồng
  • Hướng đến xã nông thôn mới nâng cao
  • Xuất khẩu rau quả tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017
  • Trên 3.300 mã số thuế đang hoạt động
  • Eurowindow River Park – Điểm nóng tại khu vực Đông Bắc Hà Nội
  • Bệnh khảm trên lá khoai mì đang lan rộng