【lịch bóng đá cúp ý】Yên tâm bám biển với “tàu 67”
(CMO) “Nếu không được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân chúng tôi không đóng được con tàu như thế đâu!”. Đó là lời tâm sự chân tình không của riêng ngư dân Huỳnh Chí Hải, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, mà của chung nhiều ngư dân khi chia sẻ về những lợi ích thiết thực của Nghị định 67 trong việc giúp ngư dân yên tâm bám biển.
14 tuổi bắt đầu lênh đênh trên biển cả, sau nhiều năm tích góp, giấc mơ được làm chủ phương tiện đánh bắt thuỷ sản của ông Hải đã thành hiện thực. Ông Hải mừng không kể xiết, bởi lẽ, bắt đầu từ đây, ông đã có điều kiện để thực hiện ước mơ làm giàu từ nghề khai thác biển.
30 năm gắn bó với nghề biển, ông Hải không nhớ hết bao nhiêu lần niềm vui vỡ oà vì trúng đậm sau chuyến ra khơi, hay buồn rầu vì vụ khai thác không mấy thuận lợi. Dựa vào biển để mưu sinh nên ông Hải hiểu rõ tường tận những cái khó đối với ngư dân hành nghề khai thác biển bây giờ.
Phương tiện trang bị hiện đại giúp nâng cao sản lượng thuỷ sản ở địa phương. |
Thời tiết không thuận lợi, phương tiện không được trang bị hiện đại, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt. Muốn ra khơi đánh bắt có được cái ăn, đôi khi ngư dân phải khai thác xa, qua địa phận ngoài tỉnh, thậm chí đành chấp nhận hiểm nguy khi khai thác trong phạm vi vùng biển chồng lấn với nước ngoài. Trong lúc tình hình khai thác thuỷ sản gặp nhiều khó khăn thì Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản ra đời, kịp thời giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn.
Ngay khi được chính quyền địa phương triển khai thực hiện Nghị định 67, ông Hải sớm hoàn thành hồ sơ. Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng chiếc tàu gỗ, có công suất 666 CV đã hoàn thành và được hạ thuỷ vào ngày 19/5/2016 âm lịch, với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng hơn 2 tỷ đồng.
Có tàu hành nghề lưới chụp, ông Hải trang bị thiết bị hiện đại, máy tầm ngư với chi phí gần 300 triệu đồng.
Ông Hải phấn khởi, nếu trước đây lúc đang khai thác trúng đậm thì buộc phải quay vào bờ, vì phương tiện không còn nơi để chứa hải sản, thì với tàu công suất lớn, hiện đại, có thể chứa từ 60-100 tấn hải sản. Số lượng ngư phủ cũng không cần nhiều như những phương tiện khác. Mỗi chuyến ra khơi chỉ cần 7 ngư phủ là được. Vì thế, hiệu quả khai thác cao hơn nhiều so với trước đây. Trong 4 chuyến ra khơi thì đã có 3 vụ trúng, mỗi chuyến lời 180 triệu đồng.
Gắn bó với nghề biển từ lúc còn là thanh niên, vì mưu sinh, ông Hai Sơn (Phan Văn Sơn, Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) đã trôi dạt đến thị trấn miền biển này cách nay hơn 40 năm. Gia đình ông gắn bó với nghề biển theo kiểu cha truyền con nối. 4 người con trai của ông thì đã có 3 người hành nghề khai thác biển.
Cửa biển Sông Đốc nhộn nhịp tàu đánh bắt hải sản. |
Tuy riêng ông và mỗi người con đều có tới 2 phương tiện khai thác biển nhưng không phải lúc nào mỗi chuyến biển ra khơi cũng như mong muốn. Khi những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, gió, biển động thường xuyên, ngư trường ngày càng hạn hẹp. Vì vậy, khi hiểu rõ về những lợi ích của Nghị định 67 đối với ngư dân, ông Hai Sơn sớm đăng ký xin vay vốn.
Ông Hai Sơn bộc bạch: “Theo tôi thấy, Nghị định 67 rất hay. Những tàu sắt, máy mạnh, ghe lớn, lưới dài đáp ứng đúng ngay mong muốn, nguyện vọng của ngư dân chúng tôi, đem lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn để vững tin với nghề khai thác biển”.
Đánh giá về hiệu quả của những chiếc “Tàu 67” trong việc giúp ngư dân nâng cao sản lượng khai thác thuỷ sản trong thời gian qua, ông Lâm Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Các phương tiện đưa vào hoạt động hiệu quả cao, lợi nhuận của ngư dân tăng hơn so với trước đây. Từ đó, góp phần nâng cao sản lượng thuỷ sản ở địa phương. Năm 2016, sản lượng khai thác thuỷ sản được 115.750 tấn, đạt 105% so với chỉ tiêu đề ra”.
Cùng với việc triển khai đồng bộ những chính sách khác của Nghị định 67, tăng cường các dịch vụ hậu cần nghề cá, những chiếc “Tàu 67” với công suất lớn, hiện đại giúp ngư dân yên tâm bám biển, góp phần phát huy thế mạnh khai thác thuỷ sản, phát triển kinh tế ở địa phương.
Bài và ảnh: Ngọc Minh
73 tàu đủ điều kiện đóng mới theo Nghị định 67 Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, tính đến ngày 7/2/2017, UBND tỉnh đã phê duyệt và loại khỏi danh sách 18 tàu do không còn nhu cầu trong 91 tàu đủ điều kiện đóng mới. Như vậy, hiện có 73 tàu đủ điều kiện đóng mới theo nghị định này. Ngân hàng đã ký hợp đồng cho vay 28 tàu với số tiền hơn 287 tỷ đồng. Trong đó có 9 tàu dịch vụ hậu cần và 19 tàu khai thác. Ngân hàng cũng từ chối cho vay 14 tàu, đang xử lý 4 tàu, chưa nhận hồ sơ 27 tàu. Ngoài ra, UBND tỉnh phê duyệt và loại 3/9 tàu đủ điều kiện nâng cấp. Ngân hàng đã ký hợp đồng cho vay 2 tàu với số tiền 4,373 tỷ đồng, đã giải ngân. Về chính sách bảo hiểm, UBND tỉnh đã chi hỗ trợ 921 tàu với hơn 7,7 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm thuyền viên 2,831 tỷ đồng/9.436 thuyền viên và bảo hiểm thân tàu 4,935 tỷ đồng/152 tàu. Đặng Duẩn |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng ban chỉ đạo đo thời gian giải phóng hàng
- ·Triển lãm tranh về bình đẳng giới
- ·CDP: Doanh thu và lợi nhuận năm 2018 không đạt kế hoạch
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·“Tự bạch” của thầy giáo Trương Quang Đệ
- ·Gánh gánh... gồng gồng…
- ·Tài trợ chỉ may trị giá 2 tỉ đồng cho các làng nghề dệt zèng
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·“Kể chuyện” Huế bằng trực họa
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Các thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt giảm điểm
- ·Tấm lòng của Văn nghệ sĩ Huế
- ·KBC chuyển nợ phải thu 2.630 tỷ đồng thành vốn góp vào Công ty phát triển đô thị Tràng Cát
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Kéo dài thời hạn lưu mẫu hàng hóa lên 120 ngày
- ·Đưa Huế thành Kinh đô Áo dài
- ·Chứng khoán tuần: Trông đợi động lực nào đỡ thị trường?
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Quang Hải sẽ chơi bóng ở Pháp