会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng úc】EVFTA tạo lực hút cho ngành dệt may!

【bảng xếp hạng úc】EVFTA tạo lực hút cho ngành dệt may

时间:2025-01-11 08:25:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:211次
Nhận diện điểm nghẽn

Theạolựchútchongànhdệbảng xếp hạng úco ông Lương Hoàng Thái, EU vốn là đối tác "khó tính" trong xây dựng FTA của Việt Nam. Sự "khó tính" thể hiện ở việc EU luôn đòi hỏi đối tác không chỉ thiết lập quan hệ thương mại thuần túy mà phải cải cách về kinh tế. Do đó, để FTA với EU đạt hiệu quả, mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên, ông Lương Hoàng Thái cho rằng: "Việt Nam phải chứng minh cải cách mạnh mẽ, thể hiện được sự vươn lên trong thực hiện các cam kết".

EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. Song, việc bắt buộc cải cách của hiệp định chính là thách thức lớn đối với ngành truyền thống như dệt may với rất nhiều điểm nghẽn chưa được tháo gỡ, trong đó thách thức lớn chính là giải bài toán nguồn cung thiếu hụt, đầu tư công nghệ dệt nhuộm, xử lý môi trường, năng suất lao động.

evfta tao luc hut cho nganh det may
Cơ hội thách thức đan xen với ngành dệt may

Thực tế, cả một giai đoạn trước đây, lợi thế của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động, chi phí thấp, trong khi tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp (DN) dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%. Khó khăn hơn trong bối cảnh hiện nay đó là dệt may đang đứng trước cạnh tranh về làn sóng dịch chuyển đầu tư sang Trung Quốc, Banglades, Ấn Độ. Theo đó, nếu không thu hút và giữ chân được nhà đầu tư, tạo chuỗi liên kết thì sẽ khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng.

Nhận định về cơ hội, thách thức mà EVFTA với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - chia sẻ, EVFTA là hiệp định được ngành dệt may mong chờ từ lâu. Thuận lợi hiện nay là EU vẫn là thị trường chiến lược lâu dài, nhiều dòng hàng có giá trị gia tăng cao. Dù vậy, cơ hội đang đan xen thách thức khi ký kết EVFTA. "EU có những yêu cầu cao, nghiêm ngặt về nguyên tắc xuất xứ, môi trường, lao động với sản phẩm dệt may, vì thế, đây sẽ là những trọng yếu trong chiến lược phát triển của dệt may Việt Nam thời gian tới"- ông Giang nói.

Có chiến lược thu hút đầu tư

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI) - cho biết, năm 2018, dệt may Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu đạt 5,6 tỷ USD, đây là con số rất lớn nhưng cũng chỉ chiếm 2,02% tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may của EU. Còn thông tin từ ông Vũ Đức Giang, Trung Đông đang nổi lên là thị trường mới, tiềm năng của dệt may Việt Nam.

Ông Giang cho biết thêm, hiện đang có nhiều DN đến từ Pháp, Mỹ, Israel đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, đây chính là tín hiệu tích cực tạo động lực thu hút đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành. "Điều chúng ta cần hiện nay chính là những chính sách tạo lực hút với các DN, nhà đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguồn cung đang thiếu hụt của dệt may từ Chính phủ, địa phương; cần sự chung tay của các cơ quan quản lý trong quản lý xuất xứ hàng hóa chứ không chỉ đặt nặng trách nhiệm này lên vai DN" - ông Giang nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, dệt may không được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất trong tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng xuất khẩu sang EU nhưng lại là ngành hưởng lợi nhất từ phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều hiệp định khác, đó là động cơ để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dệt và dệt nhuộm ở Việt Nam. Vì thế, cần có một chiến lược đầu tư cho công nghiệp dệt nhuộm, giải quyết nguồn cung cho dệt may, thúc đẩy lĩnh vực thiết kế phát triển từng bước nâng giá trị dệt may của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm đi vào thực thi đạt hiệu quả, theo ông Lương Hoàng Thái, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chuẩn bị hồ sơ để Quốc hội xem xét, phê chuẩn, nhưng khi phê chuẩn Quốc hội đặc biệt quan tâm đến chương trình hành động thực thi cam kết. "Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành xây dựng các chương trình hành động với cơ chế phối hợp, giám sát cụ thể. Quá trình triển khai kế hoạch hành động hy vọng có sự tham gia của DN, địa phương để bắt tay thực thi hiệp định hiệu quả, cũng như xử lý kịp thời khó khăn cho ngành dệt may tận dụng EVFTA" - ông Thái nói.

Ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Để Hiệp định EVFTA có hiệu quả cho từng DN, dòng hàng của ngành dệt may, Bộ Công Thương cần sớm đưa ra dòng thuế trong từng mặt hàng; tổ chức các hội thảo tuyên truyền về hiệp định; truyền thông cụ thể, rõ nét hơn các cam kết, ưu đãi để DN xây dựng chiến lược ngành hàng phù hợp với tiêu chuẩn của EU.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thăm và làm việc tại Viện Đo lường Việt Nam
  • Dòng sông ly biệt câu chuyện tình yêu đầy xúc cảm
  • Hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN tạo nền tảng nâng cao chất lượng hàng hóa
  • Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 
  • Cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm nệm nhờ áp dụng 5s
  • ISO 56000: Truyền cảm hứng đổi mới thành công cho doanh nghiệp
  • Tiêu chuẩn cho công nghệ nấu ăn thông minh – Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
推荐内容
  • Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
  • ISO 17339: Hướng dẫn về an toàn thuyền cứu hộ
  • Sẵn sàng kích hoạt hàng triệu tem phục vụ truy xuất nguồn gốc đào trồng
  • Úc thông báo về Tiêu chuẩn thông tin hàng tiêu dùng
  • Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
  • Bầu không khí độc lạ và đỉnh cao cảm xúc trong lễ hội âm nhạc quốc tế United We Stream Asia