【kq urawa】Trung Quốc cáo buộc Mỹ cố tình khiêu khích khi tuần tra ở Biển Đông
Sau khi Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý gần các bãi đá mà Trung Quốc đang chiếm giữ và xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam,ốccáobuộcMỹcốtìnhkhiêukhíchkhituầntraởBiểnĐôkq urawa phía Trung Quốc đã phản ứng mạnh và đe dọa sẽ “áp dụng những tất cả những biện pháp cần thiết” căn cứ vào tình hình thực tế. Trung Quốc còn triệu Đại sứ Mỹ đến để phản đối với thái độ gay gắt.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại cho rằng hành động của Mỹ là “khiêu khích”, đồng thời đề nghị Mỹ dừng ngay mọi hành động mà phía Trung Quốc cho rằng “đe dọa lợi ích quốc gia của Trung Quốc”.
Cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho rằng hành động của Mỹ là đi ngược với nỗ lực của hai bên về việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”, đề nghị Mỹ không được tiến hành những biện pháp mà phía Trung Quốc cho là “sai lầm”, không để phát sinh những vụ việc tương tự.
Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Hải quân nước này đã điều tàu khu trục tên lửa “Lan Châu” và tàu tuần tra “Đài Châu” ra để “cảnh cáo” tàu USS Lassen của Mỹ. Ông Dương Vũ Quân còn tuyên bố sẽ “áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết” để bảo vệ an ninh cho Trung Quốc.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu USS Lassen của Mỹ đã bị một tàu Trung Quốc theo sau ở khoảng cách an toàn khi đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo, nhưng không xảy ra sự cố nào.
Quan chức này còn cho biết Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục cử thêm các tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý gần các bãi đá mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Đây là chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp, xây dựng trái phép trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa từ cuối năm 2013.
Phía Mỹ cho rằng việc họ đưa tàu tuần tra đi vào khu vực 12 hải lý là cần thiết để khẳng định quyền tự do đi lại của tàu thuyền ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, khẳng định các thực thể mà Trung Quốc bồi đắp và cải tạo phi pháp ở Biển Đông không thể được xem là căn cứ để xác định lãnh hải 12 hải lý đối với vùng biển xung quanh./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ham giàu sang, tôi quay lưng với người tình một thuở
- ·Indonesia sa thải giám đốc và nhân viên kỹ thuật của Lion Air
- ·Nga sẽ ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraina đến Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Chính phủ Nhật Bản thông qua Đại cương Kế hoạch phòng vệ
- ·Tiki phản hồi về việc bán điện thoại cũ cho khách hàng
- ·AL: Hành động gây hấn của Israel khiến bạo lực leo thang ở Dải Gaza
- ·Rơi máy bay tại Colombia khiến 12 người thiệt mạng
- ·Nhà tù Mỹ trên Vịnh Guantanamo sẽ mở cửa ít nhất 25 năm nữa
- ·Những đồ ăn ngày Tết không nên ăn
- ·Hai miền Triều Tiên kỷ niệm 20 năm ngày mở tuyến du lịch núi Geumgang
- ·Tôi muốn bỏ quốc tịch nước ngoài để lấy chồng Việt Nam
- ·Iran: Qatar rời OPEC phản ánh sự thất vọng của các nhà sản xuất dầu
- ·Saudi Arabia khẳng định ủng hộ nhà nước Palestine độc lập
- ·Thảm họa động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 1.700 người chết, 5.000 người mất tích
- ·Thủ tục ly hôn vợ chồng khác quê
- ·Anh: Máy bay chiến đấu F
- ·Nga tuyên bố sẵn sàng nối lại đối thoại ngay khi Mỹ sẵn sàng
- ·Quốc hội Tunisia phê chuẩn đề cử cải tổ nội các của thủ tướng
- ·Những lỗi bị phạt nặng xe máy dễ mắc phải
- ·Slovakia và Mỹ ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử